5 đầu số điện thoại giả mạo cơ quan Nhà nước để lừa đảo, tuyệt đối không nên nghe

Khi nhận được cuộc gọi có các đầu số dưới đây, người dân cần cảnh giác và không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào. Đây có thể là dấu hiệu của các cuộc gọi giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.

Saostar ngày 24/1 có bài 5 đầu số điện thoại giả mạo cơ quan Nhà nước để lừa đảo, tuyệt đối không nên nghe. Nội dung như sau:

Theo Bộ TT&TT, hiện đã có 732 số điện thoại di động của các cơ quan Nhà nước được đăng ký định danh, nhằm liên lạc trực tiếp với tổ chức, cá nhân để phục vụ các công việc chuyên môn.

Các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, Mobifone, cùng các mạng di động ảo như Itel, Mobicast, Local, VNSky và FPT đã hoàn tất việc khai báo tên định danh cho các số điện thoại này. Khi nhận cuộc gọi từ những số định danh, tên cơ quan Nhà nước sẽ hiển thị trên màn hình thay cho dãy số điện thoại.

Như vậy, nếu người dân nhận được cuộc gọi từ các số di động 10 chữ số (thuộc đầu số 03, 05, 07, 08, 09) tự xưng là cơ quan Nhà nước nhưng không hiển thị tên định danh, cần cảnh giác và không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào. Đây có thể là dấu hiệu của các cuộc gọi giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.

Ảnh minh họa

Các đối tượng lừa đảo thường mạo danh cơ quan Nhà nước với nhiều thủ đoạn tinh vi như:

– Giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân: Các đối tượng sẽ gọi điện thông báo đang điều tra các vụ án hình sự, làm giả các lệnh bắt tạm giam, quyết định niêm phong tài sản và gửi cho người bị hại. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, số tiền tiết kiệm… để “phục vụ điều tra”. Đối tượng thường hứa trả lại tiền sau khi chứng minh nạn nhân vô tội.

Giả danh Cảnh sát giao thông: Gọi điện yêu cầu nộp phạt nguội qua tài khoản do chúng cung cấp.

Giả danh cán bộ Công an: Hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân khi nhận các cuộc gọi xưng danh cơ quan Nhà nước, nên kiểm tra kỹ thông tin và có thể yêu cầu gọi lại qua số điện thoại di động đã được định danh để đảm bảo chính xác. Nếu nghi ngờ là cuộc gọi lừa đảo, người dân nên báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Việc triển khai định danh cuộc gọi là một trong những bước tiến quan trọng nhằm nâng cao an toàn cho người dân trong bối cảnh các loại hình lừa đảo qua điện thoại ngày càng phức tạp. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nỗ lực cùng các cơ quan, doanh nghiệp để tạo ra môi trường liên lạc an toàn và tin cậy cho người dân.

Ngày 22/1/2025, Tạp chí Nhịp sống thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “5 đầu số điện thoại tự xưng công an chắc chắn là lừa đảo, chặn số ngay, không liên lạc qua Zalo, SMS”. Nội dung cụ thể như sau:

Theo Bộ Thông tin và Tuyền thông, đã có 732 số điện thoại di động thuộc các cơ quan Nhà nước đăng ký định danh để liên lạc trực tiếp với tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ các công việc chuyên môn. Các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, Mobifone, cùng các mạng di động ảo như Itel, Mobicast, Local, VNSky và FPT đã hoàn tất khai báo tên định danh cho các số điện thoại này. Khi nhận cuộc gọi từ các số định danh này, người dân sẽ nhìn thấy tên cơ quan Nhà nước hiển thị thay cho dãy số điện thoại.

Do đó, nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại có độ dài 10 chữ số ( đầu số 03, 05, 07, 08, 09) mà tự xưng là cơ quan Nhà nước nhưng không hiển thị tên định danh, người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ cuộc gọi này. Đây là dấu hiệu của các cuộc gọi mạo danh nhằm mục đích lừa đảo.

Các đối tượng giả danh cơ quan Nhà nước như công an có thể gọi qua Zalo yêu cầu nạn nhân làm theo để lấy video nhằm mục đích định danh tài khoản. Sau khi tài khoản được kích hoạt, các đối tượng sẽ sử dụng để lừa đảo…. Hoặc các đối tượng lừa đảo có thể nhắn tin SMS để thao túng tâm lý các nạn nhân rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay có rất nhiều hình thức giả danh, cụ thể như:

– Giả danh cán bộ thuộc Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân, đang tiến hành thực hiện điều tra các vụ án hình sự, đồng thời làm giả các Lệnh bắt tạm giam và Quyết định tạm giữ, niêm phong tài sản thi hành án hình sự rồi gửi cho người bị hại.

Sau đó, yêu cầu những người này phải chuyển tiền vào tài khoản mà chúng thông báo hoặc cung cấp thông tin về số tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm, các thông tin về tài khoản ngân hàng, mã OTP chuyển tiền… để phục vụ điều tra và hứa hẹn sẽ trả lại sau khi chứng minh họ vô tội.

– Giả danh làm Cảnh sát giao thông yêu cầu người dân nộp phạt nguội.

– Giả danh Công an hướng dẫn người dân cài đặt VNeID giả.

Thực tế, tình trạng lừa đảo mạo danh lực lượng Công an ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp gây không ít phiền toái và hoang mang.

Người dân cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh lực lượng Công an, thường xuyên tìm đọc, chia sẻ những bài cảnh báo thủ đoạn tội phạm (tương tự) để cộng đồng biết, phòng tránh; khi gặp dấu hiệu nghi vấn, đáng ngờ như có người gọi điện xưng là cán bộ Công an “đe dọa” có liên quan đến các vụ án hoặc thông báo sai số CCCD, cần chỉnh sửa mã định danh… cần liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, tuyệt đối không làm theo yêu cầu các trường hợp nghi vấn mạo danh Công an qua điện thoại, mạng xã hội.

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân khi nhận các cuộc gọi xưng danh cơ quan Nhà nước, nên kiểm tra kỹ thông tin và có thể yêu cầu gọi lại qua số điện thoại di động đã được định danh để đảm bảo chính xác. Nếu nghi ngờ là cuộc gọi lừa đảo, người dân nên báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.