Những hình ảnh của đập vào mắt này có thể khiến bạn \’đứng tim sợ hãi\’, đó cũng giống như cảm giác của người mẹ khi đột ngột trở về nhà và chứng kiến khung cảnh này. Nhưng đừng vội phán xét bất cứ điều gì, vì sự thật hoàn toàn không hề như chúng ta nghĩ đâu.
Tiểu Tĩnh là một bà mẹ bỉm sữa ở T/rung Q/uốc, cô ở nhà làm nội trợ và trông nom con nhỏ. Sau khi nghỉ việc, Tiểu Tĩnh chuyên tâm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Con gái cô năm nay mới 3 tuổi, dưới sự chăm sóc cẩn thận của Tiểu Tĩnh, đứa trẻ hiếm khi bị ốm vặt và được phát triển trong môi trường an toàn.
Chồng của cô bận rộn suốt ngày với công việc. Vì không nhận được sự giúp sức của 2 bên nội ngoại, vậy nên sau khi sinh con gái, Tiểu Tĩnh đã quyết định nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái hết lòng. Mặc dù bản thân Tiểu Tĩnh thật sự không muốn nghỉ việc, nhưng cô biết rằng việc chăm sóc con cái là điều quan trọng nhất vào lúc này.
Tuy nhiên vào một ngày nọ, Tiểu Tĩnh tình cờ nhận được một cuộc điện thoại xuống sảnh để nhận hàng chuyển phát nhanh. Lúc này, vì con gái đang ngủ nên Tiểu Tĩnh quyết định nhanh chóng xuống sảnh nhận hàng rồi lên luôn. Thật ra lúc đầu cô khá do dự, bình thường cô không bao giờ để con gái ở nhà một mình, nhưng lần này cô nghĩ rằng sẽ chỉ mất khoảng 5 phút để nhận hàng mà thôi, và sẽ không có vấn đề gì.
Khi Tiểu Tĩnh cầm gói hàng chuyển phát nhanh trở về nhà, cảnh tượng trước mắt gần như khiến tim cô ngừng tim.
Theo đó, trên người con gái của Tiểu Tĩnh dính đầy những thứ màu đỏ như m/á/u, và trong vài phút đầu tiên khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, cô đã thật sự nghĩ nó là m/á/u. Phản ứng đầu tiên của người mẹ là vội vàng bế con gái lên.
Lúc này, cô con gái từ từ mở mắt ra, chớp chớp đôi mắt to ngây thơ và nói với mẹ: “Mẹ, mẹ đã ở đâu? Con chán quá, nên con chơi với thỏi son của mẹ, nhưng con không ngờ nó đã lem ra khắp mọi nơi, mẹ ơi, mẹ đừng trách con”.
Nghe xong những lời này, cuối cùng Tiểu Tĩnh cũng thở phào nhẹ nhõm, hóa ra “màu đỏ” trên người con gái là màu đỏ từ thỏi son mà con đã bôi lên. Trải qua vụ việc này, dù chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng Tiểu Tĩnh rất sợ hãi, và sau này cô không dám để con gái ở nhà một mình.
Vì sao chỉ nên để trẻ ở nhà một mình khi con đã qua 10 tuổi
Trẻ nghỉ hè, nhiều cha mẹ đành chấp nhận thỉnh thoảng để con ở nhà một mình. Tuy nhiên, theo tờ Young Parents, số tai nạn diễn ra với trẻ ở nhà nhiều hơn ở bất kỳ nơi nào khác. Đã có những trường hợp trẻ thiệt mạng do ở nhà một mình và sự bất cẩn của người lớn. Vậy ở độ tuổi nào thì phù hợp để trẻ ở nhà một mình?
Tiến sĩ Lim Boon Leng, bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Gleneagles, Singapore cho rằng, thật khó xác định độ tuổi cụ thể vì mỗi trẻ có sự phát triển và trưởng thành khác nhau. Dù vậy, anh không bao giờ để bất kỳ đứa trẻ nào dưới 10 tuổi ở nhà một mình, trên 10 tuổi vẫn là một điều cần cân nhắc. “Những đứa trẻ là khác nhau, tốt nhất cha mẹ nên hiểu tính khí, mức độ trưởng thành của con mình và xu hướng bốc đồng của trẻ để xác định xem trẻ có thể ở nhà một mình an toàn không?”
Còn nhà tâm lý học trẻ em người Anh, tiến sĩ Richard C. Woolfson nói rằng đến tuổi tiểu học, trẻ sẽ tự lập và tự tin. Tuy nhiên, càng tránh việc trẻ ở nhà một mình càng nhiều càng tốt. Dù việc để con tự lập cũng vô cùng cần thiết vì đơn giản là bạn không thể ở hai nơi cùng một lúc. Bạn có thể phải đi mua đồ ở cửa hàng gần đó. Có thể người trông trẻ đến muộn mà bạn lại đang có một cuộc hẹn gấp.
Nếu bắt buộc phải để trẻ ở nhà một mình, hãy để việc đó diễn ra một cách ngắn nhất và ít thường xuyên nhất, đừng biến thành thói quen.
Dưới đây là các quy tắc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu để con ở nhà một mình, theo lời khuyên của bác sĩ Lim và tiến sĩ Richard:
-“Thứ nhất, không bao giờ được nghĩ rằng mọi thứ đã an toàn: Hãy nhìn vào các tính năng an toàn như khóa lưới cửa sổ”, bác sĩ Lim nhấn mạnh. Cha mẹ cũng nên đảm bảo rằng lúc nào mình cũng có thể liên lạc được, để trẻ có thể gọi cho cha mẹ ngay lập tức nếu trẻ sợ hãi hoặc có bất kỳ nhu cầu nào.
– Thiết lập các giới hạn cho bé: Hãy rất rõ ràng rằng bé không được làm những gì trong thời gian bạn ra ngoài. Ví dụ, bé không thể bật bất cứ công tắc điện nào, không được nghịch bật lửa hay trèo lên trên đồ nội thất. Đồng thời, nói với bé những gì bạn mong đợi bé làm trong khi bạn ra ngoài, chẳng hạn như ngồi trên ghế và đọc sách.
-Có mối quan hệ tốt với hàng xóm là rất quan trọng: Họ có thể trông chừng trẻ, có thể tiếp cận chúng nếu xảy ra bất kỳ trường hợp khẩn cấp hoặc trẻ có nhu cầu nào phát sinh.
-. Nói cho trẻ biết bạn sẽ ở đâu: Hãy chắc chắn rằng bé biết chính xác nơi bạn sẽ đi trong vài phút vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn, đỡ lo sợ hơn khi ở nhà một mình. Và một khi bạn đã rời khỏi nhà, hãy chỉ đến đúng địa điểm cụ thể đó, chứ không đến nơi nào khác.
– Nói rõ thời gian bạn trở về: Chỉ cho trẻ vị trí các kim trên đồng hồ chính xác khi nào bạn sẽ trở về. Giải thích rằng điều đó có nghĩa là bạn sẽ vắng mặt chỉ trong vài phút và bạn sẽ quay lại rất nhanh. Điều này cũng giúp trấn an bé. Nhắc nhở bé một lần nữa về thời gian bạn trở về ngay trước khi bạn rời khỏi nhà.