Cầu sắt Trà Vườn, xã Đồng Liên, TP Thái Nguyên có tuổi đời 66 năm và được xây dựng cho tàu hỏa chạy qua nhưng hàng chục năm nay người dân vẫn bất chấp nguy hiểm liều mình băng qua mỗi ngày trong khi cây cầu đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Tai nạn luôn rình rập mỗi ngày
Hàng ngày có nghìn lượt người cùng phương tiện của xã Đồng Liên, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận đi qua cầu đường sắt Trà Vườn để lao động, học tập và buôn bán.
Người dân và học sinh tấp nập đi qua cầu sắt Trà Vườn
Trước đây, đường dẫn đến cầu là đường đất mặt cầu đi khó khăn. Từ khi đường sắt dừng hoạt động người dân cùng nhau góp tiền, công sức để cải tạo và nâng cấp cho người dân lưu thông qua lại.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Giao thông ngày 6/3 cho thấy, ngoài phần đường ray cho tàu hỏa chạy qua thì hành lang chỗ rộng nhất trên cây cầu chưa tới 1m, chỗ hẹp cũng chỉ vừa một người đi qua.
Những tấm bê tông mỏng phủ trên mặt cầu để đi lại có chiều dài chừng 1m, hành lang cầu được người dân cải tạo bằng những tấm sắt (trước là gỗ).
Cầu chỉ vừa cho một phương tiện lưu thông qua lại, nếu có 2 phương tiện thì người dân tự nhường nhau đi qua.
Bà Nguyễn Thị Hải (65 tuổi, nhà gần cầu đường sắt Trà Vườn) cho biết, trước đây lối lên cầu là đường đất, mấy năm gần đây người dân đã góp tiền và công sức để đổ bê tông. Mặt cầu trước kia bằng gỗ nay đã được thay bằng tấm sắt đi an toàn hơn nhiều.
“Dù cây cầu đã xuống cấp, di chuyển nguy hiểm nhưng đây là con đường ngắn nhất qua sông Cầu. Nếu đi trục đường khác phải xa mất từ 4 – 5km.
Nói là cầu nhưng thực chất chỉ là lối đi tạm, đi men theo hành lang đường sắt. Bao nhiêu năm qua mọi người vẫn phải liều mình băng qua. Nguy hiểm nhất là di chuyển vào ban đêm. Khu vực mặt cầu thì nhỏ hẹp, một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng nên cũng bất an”, bà Hải cho hay.
Bao nhiêu năm qua mọi người vẫn phải băng qua bất chấp nguy hiểm.
Cùng tâm trạng, chị Lê Thị Mai, (35 tuổi ở TP Thái Nguyên) cho biết, bất đắc dĩ nên một số người mới phải đi qua cầu này. Mỗi khi các phương tiện di chuyển qua, cầu rung lắc dữ dội.
Phần mặt cầu lót những tấm bê tông mỏng, còn lại là bằng sắt. Các sắt thép trải qua thời gian dài cũng hoen gỉ, gia cố tạm bằng dây thép.
“Mọi người đều biết cây cầu này chỉ phục vụ tàu hỏa nhưng đây là đường gần nhất rồi, bao năm qua mọi người vẫn đi lại. Trong khu xóm của chúng tôi, chợ thì không có, mà đi qua cây cầu này thì có đầy đủ, chợ, trường, công ty làm việc”, chị Mai nói.
Lối đi gần nhất để giao thương
Cầu đường sắt Trà Vườn, TP Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 1960. Cầu có chiều dài 126 mét, do Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Hà Thái phụ trách quản lý.
Được thiết kế với mục đích phục vụ tàu hỏa, tuy nhiên, từ khi tàu dừng chạy, khu vực hành lang cầu bất đắc dĩ trở thành đường dân sinh và đây cũng là lối đi gần nhất để người dân giao thương, học tập.
Chị Lê Thị Hoa, xóm Toàn Thắng, xã Đồng Liên chia sẻ, ngày đi lại mấy lần, nếu vào thành phố mà đi qua Đập Ba Đa thì xa hơn cả chục km rất bất tiện lắm, mất thời gian.
Cũng theo chị Hương: “Có người đã bị ngã ở cây cầu này rồi. Do tay lái yếu với không quen đường nên rất dễ bị ngã. Cây cầu này cũng là nơi đi lại thường xuyên của nhiều em học sinh giữa xã Đồng Liên và khu vực lân cận. Các em nhỏ chân yếu tay mềm lại đi học giờ vắng nên những nguy cơ tai nạn, mất an toàn là rất cao”.
Cây cầu là nơi đi lại thường xuyên của nhiều em học sinh đến trường.
Ngày 6/3, trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, ông Tạ Văn Phin, Chủ tịch UBND xã Đồng Liên, TP Thái Nguyên cho biết, khoảng 10 năm trở lại đây khi tàu dừng chạy thì nhiều người tận dụng đi qua cầu.
“Đây là đường gần nhất để người dân giao thương. Chính quyền địa phương cũng đã thường xuyên tuyên truyền cho người dân về sự nguy hiểm của cây cầu, đồng thời đề nghị với các cấp cao hơn về tình trạng này, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương án xử lý”, ông Phin cho biết.
Câu cầu rút ngắn khoảng cách đi lại cho người dân xã Đồng Liên.
Ông Phin nói thêm, thực hiện theo chỉ đạo của thành phố, địa phương cũng đã có yêu cầu tới người dân về việc không di chuyển qua cầu. Dù đã có các biển cấm nhưng vì là lối mòn, tiết kiệm thời gian di chuyển nên một số vẫn lưu thông.
Trước mắt đã có chủ trương xây cầu cứng kết nối xã Đồng Liên và phường Hương Sơn. Cầu mới được xây dựng giáp với cầu đường sắt nên khi hoàn thành người dân sẽ di chuyển an toàn hơn.
Ông Trần Công Dũng, cung trưởng cung đường sắt Kép – Lưu Xá, thuộc Công ty Cổ phần đường sắt Hà Thái cho biết, hiện tại tàu không còn chạy qua cầu sắt Trà Vườn. Trước kia tàu còn chạy người dân vẫn đi, giờ tàu không chạy nữa thì người dân đầu tư hàn tấm sắt thay cho tấm gỗ ngày xưa để đi.
“Mất an toàn thì là điều hiển nhiên, nhưng mấy chục năm nay người dân xóm Trà Vườn và Đồng Liên họ vẫn đi lại, có tàu người ta vẫn đi giờ tàu không chạy nữa thì người dân đi đông hơn. Trước tàu chạy thì đơn vị có biển cấm qua lại, hiện giờ chỉ tuyên truyền người dân không được đi qua vì mất an toàn”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, đơn vị vẫn có người đi kiểm tra, trông coi, bảo quản hành lang không cho người dân lấn chiếm hành lang đường sắt cũng như hành vi trộm cắp tài sản.
Dù cấm đi qua và có dấu hiệu xuống cấp nhưng hằng ngày vẫn có hàng nghìn phương tiện qua lại cầu Trà Vườn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Người dân tấp nập đi qua cầu sắt Trà Vườn.
Do đường hẹp nên người dân phải tránh nhau khi qua cầu
Một số thanh gỗ ở trên cầu bị hư hỏng nghiêm trọng.
Đoạn giữa cầu có một khoảng trống khá rộng, người dân nơi đây đã hàn tạm thanh sắt vào giữa nhưng vẫn rộng.
Độ cao của cây cầu rất lớn nhiều người không quen nên rất sợ và lo lắng.
Những tấm ván gỗ chỉ dày khoảng 2cm đã