Khi cô qua đời, phần lớn thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa và đang nằm trong dạ dày. “Mukbang” – bữa tiệc Tử thần
Một nữ streamer (người phát sóng trực tiếp) chuyên quay clip ăn uống vô độ 24 tuổi đã qua đời khi đang phát sóng trực tiếp bữa tiệc kéo dài 10 tiếng đồng hồ với bánh ngọt, gà rán và hải sản cho hàng nghìn người theo dõi của cô. Sự ra đi của cô đã gây sốc và là một lời cảnh tỉnh lớn đến những KOL mạng xã hội hiện nay.
Một số người đã phải nhận kết cục bi thảm cho những nỗ lực thất bại trong việc trở thành hiện tượng Internet.
Pan Xiaoting (Trung Quốc) đã qua đời vào tháng 7 năm 2024 vì nghi ngờ bị rách dạ dày trong khi đang ăn ngấu nghiến 10kg thức ăn, bao gồm cả thứ trông giống như bánh sô cô la.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy dạ dày của cô đã bị biến dạng nghiêm trọng và chứa đầy thức ăn chưa được tiêu hóa, cho thấy dạ dày của cô có thể đã bị vỡ, khiến axit dạ dày và thức ăn rò rỉ vào bụng.
Tiến sĩ Andrew Harris, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Nottingham Trent (Anh) cho biết: “Các video Mukbang tập trung vào việc tiêu thụ và nuông chiều bản thân, gây hại với chu kỳ ăn quá nhiều hoặc cách hấp thụ thực phẩm không lành mạnh.”
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với các video mukbang, nhưng điều đó đã không ngăn cản được hết những người sáng tạo nội dung phát trực tiếp các buổi chè chén tiệc tùng của họ.
Pan Xiaoting đã phát trực tiếp \’cuộc chạy marathon\’ thức ăn của mình vào ngày 14/7 trước khi cô gục xuống. Những người xem được cho là đã cố gắng hỗ trợ từ xa, nhưng điều đó là chưa đủ để cứu mạng cô gái trẻ.
Cô đã phải nhập viện ngay trước khi qua đời vì chảy máu dạ dày, mặc dù không rõ cô đã được xuất viện bao lâu trước khi sự việc xảy ra.
Khi cô qua đời, phần lớn thức ăn cô ăn vẫn chưa được tiêu hóa và đang nằm trong dạ dày.
Nỗi ám ảnh từ những lượt theo dõi
Mạng xã hội ngày càng trở thành “đấu trường” khốc liệt, nơi những người khao khát danh vọng bất chấp nguy hiểm để thu hút sự chú ý. Những cái chết thương tâm liên tiếp gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về mặt trái của việc chạy theo lượt thích và sự nổi tiếng ảo.
Trường hợp của Pan Xiaoting tất nhiên không phải duy nhất. Để đổi lấy tương tác trên mạng, không ít người đã phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Đó có thể là việc leo lên một tòa nhà chọc trời cao hơn 200 mét, nhảy xuống hồ chứa nước và săn ma ở vùng nông thôn nước Ý. Đây là một số ví dụ điên rồ mà những người có ảnh hưởng đã thực hiện để quay những nội dung mạng xã hội thú vị, mới mẻ cho lượng người theo dõi đông đảo của họ.
Danh sách các “nạn nhân” có thể liệt kê rất nhiều. Một người đàn ông Pháp liều lĩnh, Remi Lucidi, 30 tuổi, đã chết vào năm ngoái sau khi rơi khỏi một tòa nhà chọc trời ở Hồng Kông (Trung Quốc). Hay như năm 2018, Ryker Gamble, một người nghiện cảm giác mạnh khi đó 30 tuổi, đang đi cùng với người đồng sáng tạo kênh Alexey Andriyovych Lyakh và bạn gái của Lyakh là Megan Scraper thì cả ba người đã ngã xuống từ độ cao khoảng 30 mét và tử vong tại Thác Shannon ở British Columbia. Bộ ba này là một phần của kênh YouTube High On Life SundayFundayz, nơi họ đăng tải những video du lịch kỳ lạ và những chuyến phiêu lưu táo bạo.
Vlogger chuyên mảng du lịch Ryker Gamble qua đời năm 2018
Vào tháng 4 năm nay, một ông bố người Nga viết blog về phong cách sống đã bị bỏ tù 8 năm vì tội gây ra cái chết cho đứa con trai sơ sinh của mình bằng cách ép buộc đứa bé phải sống bằng ánh sáng mặt trời thay vì thức ăn và sữa.
Maxim Lyutyi, 44 tuổi, và bạn đời của anh ta là Oxana Mironova, 34 tuổi, đã không cho con mình bú sữa mẹ đúng cách, và đứa bé đã chết thảm thương vì \’viêm phổi và suy nhược\’ khi chưa đầy một tháng tuổi.
Cơ quan báo chí Mash đưa tin vào thời điểm đó, anh ta đã đưa đứa bé rời khỏi mẹ trong suốt một ngày và \’dội nước lạnh cho đứa bé để rèn luyện\’.
Dù hành vi bất chấp có thể khác nhau, nhưng hậu quả của mỗi lần đều dẫn đến kết cục tương tự – tất cả đều kết thúc bằng cái chết, của chính mình hoặc của người khác.
Nguồn: Daily Mail