Phụ nữ được t:iêm miễn phí v:ắc-xin phòng u:ng th:ư cổ t:ử cung

Phụ nữ được tiêm miễn phí vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung.

Từ năm 2026, phụ nữ sẽ được tiêm miễn phí vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung. Đến năm 2030, vắc-xin phòng cúm mùa cũng sẽ được tiêm chủng miễn phí cho mọi đối tượng.

Báo Tri thức & Cuộc sống ngày 23/10 đưa thông tin với tiêu đề: Phụ nữ được tiêm miễn phí vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung. Với nội dung như sau:

Bộ Y tế vừa thông báo, từ năm 2024 đến 2030, sẽ có thêm 4 loại vắc-xin được triển khai tiêm chủng miễn phí cho người dân, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng phạm vi tiêm chủng phòng bệnh. Đây là tin vui lớn cho nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.

Cụ thể, từ năm 2024, vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại 32 tỉnh, sau đó mở rộng lên 41 tỉnh vào năm 2025 và triển khai toàn quốc từ năm 2026. Tiếp theo là vắc-xin phòng bệnh phế cầu, dự kiến được đưa vào sử dụng miễn phí từ năm 2025.

Ảnh minh hoạ/ Internet

Đặc biệt, từ năm 2026, phụ nữ sẽ được tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung và đến năm 2030, vắc-xin phòng cúm mùa cũng sẽ được tiêm chủng miễn phí cho mọi đối tượng.

Theo kế hoạch này, số lượng vắc-xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) sẽ tăng từ 11 lên 15 loại, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương.

Hiện tại, các loại vắc-xin này đều được tiêm dịch vụ với các lịch tiêm cụ thể như: Vắc-xin Rota cho trẻ từ 6 tuần tuổi, vắc-xin phế cầu cho trẻ từ 6 tuần tuổi, vắc-xin ung thư cổ tử cung cho nữ từ 9 đến 45 tuổi và vắc-xin cúm mùa cho mọi lứa tuổi từ 6 tháng tuổi.

Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, việc bổ sung các loại vắc-xin này vào chương trình miễn phí sẽ giúp nhiều người dân có cơ hội được bảo vệ trước những bệnh nguy hiểm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng và hạn chế gánh nặng y tế.

Tiếp đến, báo Thanh Niên cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Tiêm miễn phí vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung và HPV cho trẻ gáiNội dung được báo đưa như sau:

Ngày 28.6, ông Nguyễn Phước Đăng, Phó giám đốc điều hành Bệnh viện quốc tế City (CIH), cho biết bệnh ung thư cổ tử cung là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tiêm vắc-xin phòng vi-rút HPV được xem là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc bệnh lý ở nữ giới.

“Bệnh viện hy vọng với việc tặng những liều vắc-xin này sẽ chung tay cùng chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh viện đã tiến hành nghi thức tặng vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil của Mỹ và tổ chức tiêm cho tổng 84 bé gái, chị em phụ nữ trẻ trong hai ngày 27 và 28.6 tại Trung tâm tiêm chủng của bệnh viện”, ông Đăng cho hay.

Theo đó, các chị em phụ nữ sẽ được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung và HPV theo phác đồ thường quy. Tiêm mũi 1 trong lần đầu tiên, mũi 2 vào 2 tháng sau tiêm mũi 1, mũi 3 vào 4 tháng sau tiêm mũi 2 hoặc theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám sàng lọc.

Tiêm miễn phí vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung và HPV cho trẻ gái- Ảnh 1.

Tư vấn, sàng lọc cho một bạn gái trẻ trước khi tiêm ngừa vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung và HPV

Chị N.T.T. (25 tuổi, quận Bình Tân) là một trong số những bạn trẻ được tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung trong đợt này cho biết, chị có nghe nói nhiều về bệnh ung thư cổ tử cung nhưng cũng chưa hình dung được hết sự nguy hiểm của bệnh.

“Kinh tế cũng khó khăn nên tôi chưa nghĩ tới việc đi tiêm ngừa phòng bệnh. May mắn trong đợt này được các bác sĩ tiêm ngừa miễn phí và vẫn còn trong độ tuổi phù hợp để tiêm. Trước khi tiêm, tôi đã được khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng kỹ lưỡng và bác sĩ giải thích tận tình”, chị T. cho hay.

Bà Võ Phương Trang, Uỷ viên Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ Quận Bình Tân, cho biết đây là một hoạt động rất bổ ích thiết thực giúp phòng ngừa bệnh cho chị em phụ nữ trẻ, nâng cao nhận thức bảo vệ sức khoẻ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Quang Thuyết, Phó giám đốc y khoa Bệnh viện quốc tế City, cho biết ung thư cổ tử cung thường không rõ triệu chứng, tiến triển chậm khiến người bệnh chủ quan, không điều trị từ sớm. Nếu chủ động phòng ngừa tầm soát và phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 trường hợp mắc mới và khoảng 250.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do căn bệnh này có thể tăng lên đến 443.000 người, gấp đôi các ca tử vong liên quan đến các tai biến sản khoa.

Riêng Việt Nam ghi nhận có hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong. Thêm vào đó, chi phí điều trị ung thư vùng cổ tử cung khá cao, gây sức ép không nhỏ đến nguồn lực kinh tế. Và căn bệnh này cũng để lại hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, tâm sinh lý và hạnh phúc của người phụ nữ.