ói đến việc viết thư hỏi thăm ông bà, có lẽ ai cũng tưởng tượng bé học sinh lớp 4 sẽ viết ra những lời tình cảm, gây xúc động gửi đến ông bà của mình. Vậy nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác.
Mới đây, một bài văn yêu cầu viết thư hỏi thăm sức khỏe ông bà của một bé lớp 4 đã khiến dân tình từ bất ngờ đến cười nghiêng ngả.
Cụ thể, bài văn được viết dựa vào chủ đề cô giáo giao là học sinh hãy “viết thư hỏi thăm ông bà”. Thường ở những dạng đề thế này, cảm xúc sẽ rất dạt dào và trẻ sẽ dễ dàng bày tỏ được cảm xúc chân thật nhất từ tận sâu bên trong của mình dành cho đối tượng được nhắc đến. Thế nhưng bài văn của nhóc tỳ lớp 4 này sau khi đọc lên khiến ai cũng không thể nhịn được cười.
Theo đó, nguyên văn lá thư thăm hỏi của cậu bé dành cho ông bà được gói gọn trong vỏn vẹn 4 dòng với 2 câu ngắn ngủi: “Đã lâu cháu không hỏi thăm bà, bà có khoẻ không? Thôi thư đã dài, cháu xin dừng bút tại đây“.
Kết bài, nhóc tỳ còn không quên ký tên mình, nhìn hình thức thì ‘bài làm này’ hoàn toàn đạt tiêu chuẩn một lá thư thăm hỏi người thân nhưng khi đi chi tiết vào nội dung bên trong thì “lạ lắm”. Kết quả là cộng đồng mạng ai nấy đọc xong liền cười bể bụng.
Một số người để lại những bình luận hài hước như sau:
– Ông bà đọc xong thư của cháu mà sang chấn tâm lý
– Lá thư dài nhất mà tôi từng được đọc là đây
– Cháu viết thư chủ yếu là tấu hài cho ông bà vui khỏe, sống lâu đây mà, đúng là cháu trai có hiếu quá
– Đọc lá thư của cháu hỏi thăm chắc ông bà xúc động khóc hết nước mắt.
– Cháu với chắt, viết được cho ông bà 1 câu mà nó bảo dài, ông bà cũng đến chịu thua
– Trẻ con luôn nói thật. 2 câu cậu bé viết đúng 2 câu ‘kiểu mẫu’ trong viết thư, ngoài ra, cậu bé không biết viết gì nữa nên đành thôi, ký tên kết thúc
Đặc biệt, sau khi nhận được bài làm của học sinh, cô giáo có lẽ cũng phải lắc đầu chịu thua trước độ lầy lội, lém lỉnh của cậu học trò lớp 4 này. Với bài văn tiết kiệm giấy thế này, cô giáo đành cho 4 điểm, kèm lời nhắn nhận xét rất chuẩn và có chút hài hước: “Đã viết được cái gì mà dài hả?”.
Bài văn tả ông nội hài hước, siêu bá đạo: ông chỉ cần “ho” 1 tiếng là tất cả trở về bình thường
Bài văn tả ông nội hài hước của một bạn học sinh tiểu học và loạt chi tiết “bá đạo” khi bạn ấy miêu tả về ông nội khiến ai cũng cười ngả nghiêng.
Nội dung của bài văn như sau: “Trong gia đình, em yêu quý và thần tượng nhất là ông nội. Trong nhà, ông rất có tiếng nói. Bố mẹ em cãi nhau, chỉ cần ông ho 1 cái là tất cả trở về bình thường. Bà cũng sợ ông cả em rất nể ông.
Ông về hưu rồi nên chẳng làm gì cả, suốt ngày chỉ hái hoa, thưởng trà rồi trùm chăn ngủ. Đến bữa ăn thì ông chỉ ló đầu ra hỏi: “Cơm chín chưa bây? Tau đói lắm rồi‘”.
Qua ngòi bút của học trò, ông nội là người rất quyền lực, chỉ cần gia đình có bất đồng, ông “ho” 1 tiếng thôi là mọi chuyện lại đâu vào đấy ngay. Ông được cả nhà từ bà tới bố mẹ và bạn ấy nể phục.
Bên cạnh đó, học trò còn tranh thủ “bóc phốt” ông mình chỉ hái hoa, thưởng trà, trùm chăn đi ngủ và đến bữa ăn mới ló đầu ra hỏi chuyện cơm nước.
Những hình ảnh này vô cùng gần gũi ở trong gia đình, qua đây cũng thấy được cái nhìn rất chân thật của học sinh về ông của mình.
Quả thực có nhiều bài văn của các bé tiểu học khiến người khác rất “khó đỡ”. Những bài văn của trẻ em thường phản ánh chân thực những suy nghĩ, cảm xúc và cách nhìn thế giới của chúng. Dẫu cho nội dung chưa hoàn thiện, cấu trúc có thể còn ngô nghê và chưa đạt yêu cầu, nhưng chính sự thật thà đó lại là điều quý giá. Việc trẻ viết ra những suy nghĩ của mình, dù không theo khuôn mẫu hay chuẩn mực nào, thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng biệt của chúng.
Thực tế, việc khuyến khích trẻ trình bày ý tưởng và cảm xúc của mình là rất quan trọng, vì điều này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn nuôi dưỡng lòng tự tin trong việc thể hiện bản thân. Những bài văn này, mặc dù có thể khiến người lớn phải bật cười hoặc cảm thấy buồn cười, nhưng chúng cũng là cơ hội để giáo viên và gia đình nhìn nhận được những gì trẻ thực sự đang nghĩ và cảm nhận.
Từ đó, giáo viên và phụ huynh có thể đưa ra những định hướng phù hợp, giúp trẻ hiểu rõ hơn về cách xây dựng một bài văn có cấu trúc tốt hơn, đồng thời vẫn giữ được sự chân thành và tự nhiên trong cách diễn đạt. Điều này không chỉ giúp trẻ tiến bộ trong việc viết văn mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà trẻ cảm thấy được chấp nhận và khuyến khích. Qua những bài văn giản dị nhưng đầy ý nghĩa ấy, chúng ta có thể thấy được tiềm năng phát triển của trẻ, từ những điều nhỏ bé nhất, và cách mà giáo dục có thể định hình tương lai của các em.