Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn “biệt thự” lăng mộ tiền tỷ từ khi còn khoẻ, lên báo nước ngoài bởi kiến trúc độc đáo

Hàng nghìn lăng mộ ở nghĩa trang An Bằng (Thừa Thiên Huế) được xây dựng, thiết kế trạm trổ sành sứ hoa văn cầu kỳ với lối kiến trúc độc đáo.

Làng An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế là một địa danh được nhiều người biết đến với cái tên “thành phố lăng mộ”, “thành phố ma”, “biệt thự lăng mộ” hay “nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam”.

Nơi đây được coi là nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam với hàng nghìn ngôi lăng mộ xa hoa đủ màu sắc và kích thước. Có những khu mộ ước tính giá trị lên tới hàng tỷ đồng.

Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Toàn cảnh nghĩa trang làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

 Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Kích thước các ngôi mộ tại đây cũng không đồng đều và mang đủ các phong cách. Những ngôi mộ được làm bằng vật liệu đắt tiền như sành, sứ, mẻ chén… được thợ làm kỹ xảo rồi khảm lên làm những ngôi mộ ở đây trở nên độc đáo, bắt mắt. Các linh vật như rồng, phượng hay những hoa văn trên mộ được khảm sành, sứ với những cổng tam quan, mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá… công phu và tỉ mỉ.

Được biết, hiện, làng An Bằng có hơn 3.000 lăng mộ, mỗi ngôi có chi phí trung bình từ 800 triệu đến vài tỷ đồng cũng có. Theo chia sẻ của một người dân cho biết, lăng mộ hoành tráng nhất ở đây được xây công phủ, tỉ mỷ trị giá hơn 4 tỷ đồng. Điều đặc biệt, chủ nhân của ngôi mộ vẫn còn sống.

Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Thành phố lăng làng An Bằng rộng khoảng 40 ha với hàng nghìn ngôi mộ nằm chen chúc nhau.

 Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Họa tiết được khảm sành sứ ở các lăng khá giống với cách trang trí tại lăng Khải Định

 Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn  Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Từ trên cao nhìn xuống, khu nghĩa địa làng An Bằng nằm trải dài trên những cồn cát trắng. “Thành phố lăng mộ” không nằm tách biệt trên các sườn đồi hoặc xa khu dân cư mà là trải dài ra dọc biển và xen lẫn với những ngôi nhà của người sống.

Theo ông Mạnh (người dân làng An Bằng) cho biết, “mọi người đua nhau xây dựng, ngôi mộ xây sau sẽ to đẹp hơn những ngôi mộ xây trước. Nguồn tiền xây dựng là do con cái của những người trong làng đi nước ngoài nên không thể tận tay chăm sóc, báo hiếu cha mẹ, việc gửi tiền về như là một phần nhỏ giúp họ cảm thấy được an ủi phần nào. Từ đó, cha mẹ dùng tiền họ gửi để xây lăng mộ cho ông bà tổ tiên”.

Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Những ngôi mộ được làm bằng vật liệu đắt tiền như sành, sứ, mẻ chén… được thợ làm kỹ xảo rồi khảm lên làm những ngôi mộ ở đây trở nên độc đáo, bắt mắt.

 Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn  Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Mỗi khu lăng mộ giống như một cung điện thu nhỏ với đầy đủ các linh vật lân, ly, quy, phượng, rồng canh giữ.

Một người dân trong làng cho biết khu lăng mộ của người dân được chia làm 2 loại là “lăng chết” và “lăng sống”. Trong đó, lăng sống là những người đang sống khoẻ mạnh những đã xây dựng sẵn những lăng mộ nguy nga để đó.

Khu vực lăng mộ làng An Bằng xa hoa tráng lệ khiến nhiều người đi ngang qua không khỏi trầm trồ về sự hoành tráng của “thành phố lăng” tại đây. Không ít khách du lịch nước ngoài đã tìm đến làng An Bằng để khám phá và tìm hiểu về nét độc đáo của “thành phố lăng mộ” ở Huế.

Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Nhiều du khách nước ngoài thích thú tìm đến làng An Bằng để khám phá và tìm hiểu về nét độc đáo của “thành phố lăng mộ”

 Nghĩa địa tráng lệ tựa lăng tẩm ở Huế: Xây sẵn

Theo tìm hiểu được biết, không chỉ nhận được sự quan tâm từ các du khách xa gần, nghĩa trang An Bằng còn nhận được sự quan tâm của báo chí nước ngoài. Một số tờ báo lớn đã đến An Bằng để tận tay ghi nhận vẻ độc đáo của nghĩa địa này như tờ Daily Mail (Anh) hay hãng tin AFP (Pháp)…

Một chi tiết mà phóng viên của tờ Daily Mail (Anh) khai thác được, đó là nhiều gia đình, dòng họ trong làng có con cháu làm việc, sinh sống ở nước ngoài, khi đã có được cuộc sống dư giả hơn, họ nhớ về tổ tiên, quê hương bản quán và thường gửi tiền về để đóng góp chung với mọi người trong dòng họ mỗi khi có đợt xây dựng, sửa sang lăng mộ.

Đời sống tâm linh của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những giáo lý nhà Phật, vì vậy, người Việt luôn coi việc thờ cúng tổ tiên là một trong những việc quan trọng nhất của đời sống.

Nguồn: Độc Lạ Bình Dương, Tiền Phong