Xe đạp điện là một trong những loại phương tiện tương đối phổ biến hiện nay, đặc biệt với học sinh, sinh viên. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định cụ thể về loại phương tiện này.
Xe đạp điện thuộc nhóm phương tiện thô sơ
Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã làm rõ vấn đề này tại điểm e, khoản 1, Điều 3: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.
Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.
Những quy định đối với người đi xe đạp điện (Ảnh minh họa)
Mức phạt với người đi xe đạp điện vi phạm giao thông
Người tham gia giao thông bằng xe đạp điện, nếu vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi:
– Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Ngoài việc bị phạt tiền, người đi xe đạp điện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; đi xe bằng một bánh còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.
*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020.