Bình thường, có những thiết bị mà nhiều gia đình không bao giờ rút khỏi ổ cắm điện để ngắt nguồn điện đi vào. Ai cũng tưởng đây là việc rất bình thường và nếu như chúng ta không sử dụng thiết bị mà vẫn duy trì cắm điện thì sẽ không hề tốn điện. Quan điểm này hoàn toàn sai rồi nhé!
Theo như kinh nghiệm của thợ điện lâu năm chia sẻ, một trong những nguyên nhân phổ biến gây tốn điện chính là không rút phích cắm đồ điện khi không sử dụng. Trong đó, thợ điện cảnh báo nhất là 4 thiết bị dưới đây mọi người nên xem lại ngay để có thể tiết kiệm điện hiệu quả nhé!.
Thứ nhất, chính là tivi
Càng hiện đại hơn, ti vi thông minh lại càng có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn để duy trì kết nối mạng. Vậy nên việc rút phích cắm ti vi khi không sử dụng là một biện pháp kinh tế, tiết kiệm điện.
Ti vi không thực sự tắt hoàn toàn dù chúng ta đã bấm nút Off trên điều khiển. Mặc dù không sử dụng nhưng nếu không rút phích cắm, ti vi vẫn ở chế độ chờ, luôn có dòng điện chạy bên trong để duy trì các chức năng như hẹn giờ, bộ nhớ kênh, cập nhật phần mềm…
Thứ hai, dây sạc điện thoại, hầu như nhà nào cũng mắc
Dây sạc dù không được kết nối với điện thoại vẫn tiếp tục tiêu thụ một lượng điện năng nhỏ nếu được cắm vào ổ điện. Lượng điện này tuy không lớn nhưng nếu tính tổng thể trong thời gian dài sẽ góp phần làm tăng chi phí điện.
Mặt khác, treo dây sạc khá nguy hiểm vì bạn dễ bị giật điện nếu đụng phải. Đặt đầu sạc có dòng điện trên gối hoặc chăn cũng dễ gây cháy do rò rỉ điện. Vậy nên chúng ta nên hình thành thói quen rút dây sạc khi không sử dụng, không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn kéo dài tuổi thọ của sạc.
Ads (0:04)
Việc duy trì các phích cắm điện gây tốn điện đáng kể mà nhiều người không hề biết, ảnh: dSD
Thứ ba, bình nóng lạnh nên được ngắt nguồn điện nếu không sử dụng
Nhất là vào mùa hè, tần suất dùng nước nóng rất ít. Nếu bật bình nóng lạnh để giữ ấm sẽ lãng phí rất nhiều tiền điện. Vì vậy, nếu không có nhu cầu thì nên rút phích cắm của bình nóng lạnh, hành động này sẽ giúp tiết kiệm 1 khoản tiền điện đấy.
Cấu trúc bình nóng lạnh cho phép chỉ cần bật nguồn thì sẽ luôn duy trì nhiệt độ nước. Nghe thì có vẻ rất tiện, chúng ta có thể sử dụng nước nóng bất cứ lúc nào nhưng thực tế là bình nóng lạnh vẫn tiếp tục tiêu thụ điện trong quá trình bảo quản nhiệt, làm tiêu hao điện năng suốt cả ngày.
Thứ tư, hãy ngắt điện với điều hòa máy lạnh
Nhiều người có thói quen để điều hòa ở chế độ chờ (stand by) để tiện sử dụng lần sau, nhưng điều này đồng nghĩa với việc điều hòa vẫn tiêu thụ điện ngay cả khi không hoạt động. Mặt khác, nếu được tắt nguồn thì thiết bị này vẫn luôn ở chế độ chờ, đèn báo luôn sáng, điều này làm tiêu tốn điện năng.
Vì vậy, trong những mùa không sử dụng điều hòa, bạn nên rút phích cắm điện để tiết kiệm hơn cũng như cho thiết bị “nghỉ ngơi”, kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, còn những thói quen gây tốn điện đáng kể nếu muốn tiết kiệm thì gia đình bạn nên tránh ngay từ hôm nay
Không dùng bóng đèn LED trong gia đình
Để tiết kiệm hơn nữa, hãy chọn những sản phẩm cảm biến có thể sử dụng thông qua ứng dụng di động hoặc công tắc vật lý khi cần.
Bóng đèn sợi đốt tiêu thụ điện mạnh hơn rất nhiều so với bóng đèn LED. Bóng đèn LED không chỉ có công suất thấp hơn (dùng ít điện năng hơn tới 85%) mà còn có tuổi thọ cao hơn. Tuy loại đèn này có giá cao nhưng bạn sẽ thấy mình tiết kiệm nhiều hơn khi nhận hóa đơn tiền điện.
Tích quá nhiều đồ ăn thừa trong tủ lạnh
Đây là thói quen gây tốn điện cực kỳ phổ biến. Rất nhiều người sợ lãng phí đồ ăn, lãng phí công nấu nướng nên có gì thừa là cho hết vào tủ lạnh và bữa sau đó lại tiếp tục chất đồ vào mà không tiêu thụ bớt. Bạn đang lãng phí gấp đôi vì cuối cùng vẫn phải đổ bỏ thực phẩm lâu ngày không đụng đến vừa tốn tiền điện.
Để thức ăn nóng trong tủ lạnh, đóng mở tủ lạnh nhiều lần hoặc làm hở cửa tủ
Bạn phải để thức ăn nóng thành nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Để trực tiếp đồ nóng vào tủ lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng ngưng tụ hơi nước, khiến thiết bị không được làm mát đúng cách. Điều đó sẽ khiến tủ lạnh phải hoạt động hết công suất để làm mát tủ trở lại, gây tốn rất nhiều điện.
Ngoài ra, để cửa tủ lạnh mở quá lâu cũng là một trong những lý do khiến tủ lạnh ngốn nhiều điện hơn. Lưu ý thêm ở các miếng đệm cửa tủ xem tình trạng đóng có kín không. Nếu miếng đệm bị hở thì phải sửa chữa ngay nếu không muốn phải bỏ thêm tiền điện.
Không vệ sinh bộ lọc điều hòa
Nếu bạn không định kỳ vệ sinh bộ lọc của máy điều hòa, bụi, nấm mốc, các chất ô nhiễm sẽ tích tụ, lâu ngày không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây tốn điện. Máy điều hòa nhà bạn phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn để đẩy không khí lạnh đi qua màng lọc bị chất bẩn bịt kín.
Vì thế, bạn nhớ kiểm tra các bộ lọc mỗi tháng một lần, làm sạch hoặc thay thế chúng nếu cần.