Thông tin này đang được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội, cứ tưởng chỉ là tin đồn hóa ra là đúng đấy mọi người ạ. Mình vừa đọc trên báo chính thống đã đăng bài để nói rõ rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Hôm 11/12, Bộ trưởng Y tế Queensland, Tim Nicholls, thông báo 323 ống nghiệm chứa virus sống đã bị thất lạc vào năm 2021. Trong số đó có gần 100 ống virus Hendra, hai ống virus Hanta và 223 ống virus Lyssavirus, tất cả đều cực kỳ nguy hiểm đối với con người. Giới chức gọi đây là “vụ vi phạm an toàn sinh học nghiêm trọng”.
Các mẫu virus bị mất tích tại Phòng thí nghiệm Virus học Y tế Công cộng Queensland, song đến tháng 8/2023, điều tra viên mới xác nhận vụ việc. Giới chức cho rằng các lọ virus đã bị thất lạc khi tủ đông bảo quản có sự hỏng hóc.
“Việc chuyển giao các mẫu virus đang gây lo ngại. Chúng được đưa sang một tủ đông khác mà không có giấy tờ thích hợp. Các mẫu virus có thể đã bị lấy khỏi kho bảo quản an toàn và bị thất lạc”, Giám đốc Y tế Queensland, John Gerrard, phát biểu tại một cuộc họp báo.
Ba chủng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm đều có thể gây c/h/ế/t n/g/ư/ờ/i. Virus Hendra chủ yếu lây nhiễm cho ngựa nhưng có khả năng lây sang người, tỷ lệ t/ử v/o/n/g ước tính khoảng 57%. Virus được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1994 sau một đợt bùng phát ở 21 con ngựa đua và hai người ở ngoại ô Hendra, Brisbane. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vật chủ tự nhiên của virus là loài dơi ăn quả, từ đó lây sang ngựa và người.
Virus Hanta là một loại virus truyền từ động vật, có nguồn gốc từ chuột và lây lan qua phân, nước tiểu, nước bọt của chúng. Ở người, virus gây ra hội chứng phổi Hanta, dẫn đến sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy và tràn dịch màng phổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ tử vong do nhiễm virus này là 38% ở tất cả các trường hợp có triệu chứng.
Trong khi đó, Lyssavirus là một dạng virus bệnh dại có thể lây nhiễm cho người và các loài động vật có vú khác. Thế giới chưa có cách chữa trị căn bệnh này. Vì vậy, tỷ lệ tử vong của người bệnh là gần 100%. Ước tính, thế giới ghi nhận khoảng 59.000 người chết vì bệnh mỗi năm.
Giới chức Queensland chỉ có thể xác nhận các mẫu virus bị mất tích trong tháng 11, vì phải chờ đợi một năm (từ cuối 2023 đến nay) mới được phép mở tủ đông, nơi virus được bảo quản. Hiện chưa rõ các lọ virus ở đâu, liệu chúng đã bị tiêu hủy hay chưa. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy người dân có nguy cơ nhiễm bệnh từ các ống trên.
“Rất khó hình dung ra một kịch bản mà cộng đồng có thể gặp rủi ro. Điều quan trọng cần lưu ý là các mẫu virus sẽ bị phân hủy rất nhanh bên ngoài tủ đông và không còn có thể lây nhiễm. Nhiều khả năng, các mẫu đã bị tiêu hủy bằng nồi hấp tiệt trùng theo quy trình thông thường của phòng thí nghiệm và không được ghi lại đầy đủ”, ông Gerrard nói.
Ông Gerrard cho biết thêm, khó có khả năng các mẫu virus bị vứt bỏ cùng với rác thải phòng thí nghiệm. Trong 5 năm qua, Queensland cũng chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Hendra, Lyssavirus và Hanta.
Bên cạnh đó, không có bằng chứng cho thấy virus đã bị đ/á/nh c/ắp có chủ ý để dùng cho mục đích x/ấu. Các virus nguy hiểm, nhưng tỷ lệ lây nhiễm thấp, vì vậy không thể trở thành vũ khí sinh học nếu không được biến đổi gene.
“Quá trình v/ũ/ kh//í hóa virus rất phức tạp và không phải là điều mà một người nghiệp dư có thể làm”, ông Gerrard nói.
Bộ Y tế Queensland đã ủy quyền cho một cơ quan thực hiện điều tra độc lập về các mẫu virus thất lạc, đảm bảo tình trạng này không xảy ra lần nữa. Cuộc điều tra sẽ do Thẩm phán Tòa án Tối cao đã nghỉ hưu, Martin Daubney AM KC, đứng đầu. Đồng điều tra viên là chuyên gia an toàn sinh học Julian Druce.
Có đáng lo ngại ở Việt Nam?
Trước ý kiến lo ngại nguy cơ virus có thể lan truyền gây nguy hại sức khỏe cho người dân, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng khẳng định, việc lo ngại là không cần thiết, vì nhiều lý do.
Hantavirus sống chủ yếu trong cơ thể các loài động vật gặm nhấm, đặc biệt là ở chuột (Ảnh minh họa: medlatec).
Thứ nhất, trong trường hợp các lọ chứa virus bị thất lạc ra bên ngoài, virus sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ môi trường, vì chúng không còn nằm ở trong cơ thể sống (như khi virus sống trong con dơi).
Thứ hai, các loại virus trong ống nghiệm nêu trên là virus chưa có đột biến, chưa được biến đổi để tăng cường chức năng, nên không khác gì virus trong tự nhiên.
Trong khi đó, chúng đã hiện diện phổ biến ở động vật hoang dại ở Úc. Vì vậy, nếu các virus này có bị lây lan ra ngoài môi trường cũng không tăng thêm nguy cơ cho nước sở tại.
Thứ ba, việc thất lạc này chỉ có nguy cơ khi các ống đựng virus có người mở ra và bị lây nhiễm. Nhưng cho đến nay, cơ quan chức năng ở Australia chưa phát hiện ca bệnh nào.
“Trong trường hợp có lây lan cho người mà không phát hiện được, các virus cũng không lây cho người khác, vì đây là bệnh từ loài vật truyền sang người, chứ không phải là bệnh từ người truyền sang người. Chúng ta sống ở Việt Nam thì càng không có lý do gì để lo lắng”, chuyên gia y tế công cộng khẳng định.a