Cụ bà 75 tuổi đi siêu âm thì phát hiện có thai, bác sĩ sửng sốt: “Dài 42cm và nặng 3,2kg”

Ban đầu, ông nghi ngờ bà có một khối u bất thường khi vùng bụng phình to bất thường. Tuy nhiên, kết quả siêu âm khiến cả bác sĩ và gia đình sửng sốt.

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật ngày 17/12 có bài Cụ bà 75 tuổi đi siêu âm thì phát hiện có thai, bác sĩ sửng sốt: “Dài 42cm và nặng 3,2kg”. Nội dung như sau:

Mang thai là hành trình kéo dài 9 tháng 10 ngày, nhưng trong y học lại tồn tại những trường hợp kỳ lạ và khó tin. Câu chuyện của bà Zahra Aboutalib tại Morocco là một trong những hiện tượng hy hữu bậc nhất, khi bà mang thai suốt 46 năm mà không hề hay biết. Đây không chỉ là bí ẩn y khoa khiến các bác sĩ bất ngờ mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi phi thường của cơ thể con người trong những tình huống khó lường.

Hành trình đầy ám ảnh kéo dài suốt 46 năm

Năm 1955, bà Zahra Aboutalib mang thai đứa con đầu lòng khi mới 26 tuổi. Mọi chuyện tưởng chừng suôn sẻ cho đến ngày sinh nở. Sau 48 giờ vật vã với cơn đau chuyển dạ nhưng vẫn không thể sinh con, các bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Tuy nhiên, trong lúc chuẩn bị phẫu thuật, bà Zahra nghe tin một sản phụ khác không may qua đời trên bàn mổ. Sợ hãi tột cùng, bà quyết định bỏ trốn khỏi bệnh viện, chấp nhận chịu đựng nỗi đau và tin rằng đứa trẻ đã ngừng lớn trong bụng mình.

Thời điểm bà Zahra Aboutalib mang thai đứa con đầu lòng.

Thời gian trôi qua, bà Zahra dần thích nghi và sống tiếp với cuộc đời mình. Đến năm 75 tuổi, những cơn đau bụng bất thường khiến bà và gia đình không thể phớt lờ. Con trai nuôi của bà đã đưa mẹ đến gặp Giáo sư Taibi Quazzani để thăm khám. Ban đầu, ông nghi ngờ bà có một khối u bất thường khi vùng bụng phình to bất thường. Tuy nhiên, kết quả siêu âm khiến cả bác sĩ và gia đình sửng sốt: Trong bụng bà Zahra chính là bào thai đã tồn tại suốt 46 năm.

Bà Zahra Aboutalib chia sẻ về khối u bất thường trong cơ thể.

Ca phẫu thuật kỳ diệu

Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối thai nhi này. Sau 4 tiếng căng thẳng, các bác sĩ đã đưa bào thai ra ngoài thành công. Điều đáng kinh ngạc là bào thai đã vôi hóa hoàn toàn và có hình dạng như một khối đá rắn đặc, dài 42cm và nặng 3,2kg. Trong suốt 46 năm, bào thai không thể phát triển đã bám vào các cơ quan nội tạng của bà Zahra, gây áp lực lên ống dẫn trứng và các bộ phận khác.

Bào thai vôi hoá trong bụng bà Zahra Aboutalib.

Bào thai vôi hóa này là minh chứng cho một hiện tượng y khoa cực kỳ hiếm gặp, xảy ra khi thai nhi chết lưu nhưng không được đào thải ra khỏi cơ thể người mẹ. Cơ thể phản ứng bằng cách bao bọc thai nhi bằng một lớp canxi, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ người mẹ.

Hiện tượng thai đá không chỉ xảy ra với bà Zahra mà còn từng xuất hiện ở một số trường hợp hiếm hoi khác. Điển hình là câu chuyện của bà Estela Meléndez đến từ Chile. Cụ bà 91 tuổi đã chung sống với bào thai vôi hóa suốt hơn 60 năm mà không hề hay biết.

Cụ bà 91 tuổi đã chung sống với bào thai vôi hóa suốt hơn 60 năm.

Bà Meléndez phát hiện ra bào thai hóa đá trong cơ thể khi đi khám vì một tai nạn ngã nhẹ. Trước đó, bà cũng từng trải qua những cơn đau bụng bất thường nhưng cơn đau nhanh chóng qua đi, nên bà không quá bận tâm. Khi phát hiện bào thai vôi hóa, các bác sĩ quyết định không can thiệp phẫu thuật vì rủi ro từ ca mổ còn lớn hơn so với việc tiếp tục chung sống với thai đá.

Giải thích hiện tượng thai đá (thai vôi hóa)

Hiện tượng thai đá hay thai vôi hóa là một trường hợp y khoa hiếm gặp, thường xảy ra khi thai nhi chết lưu trong bụng mẹ nhưng không được đào thải ra ngoài. Khi đó, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng bằng cách bao bọc bào thai bằng lớp canxi để bảo vệ các cơ quan nội tạng và ngăn chặn nhiễm trùng. Thai đá có thể tồn tại trong cơ thể người mẹ nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà không gây nguy hiểm tức thời.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể phát hiện sớm, do triệu chứng thường không rõ ràng. Các trường hợp này thường chỉ được phát hiện tình cờ khi người mẹ gặp các vấn đề sức khỏe khác và tiến hành siêu âm hoặc chụp chiếu.

Câu chuyện về bà Zahra Aboutalib và các trường hợp tương tự đã mở ra góc nhìn mới về những khả năng kỳ diệu và khó lường của cơ thể con người. Thai vôi hóa dù là hiện tượng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe trong thai kỳ và sau sinh. Đây không chỉ là câu chuyện y khoa đầy bất ngờ mà còn là minh chứng cho nghị lực phi thường của những người mẹ trong mọi hoàn cảnh.

Một số triệu chứng

Hầu hết các trường hợp không triệu chứng trong nhiều năm. Một số trường hợp đau vùng chậu, cảm giác nặng trằn bụng dưới, ảnh hưởng đến đặc biệt là bàng quang và trực tràng.

Một số biến chứng liên quan đã được báo cáo sau một thời gian dài không có triệu chứng như thủng bàng quang và trực tràng, lộ các phần của thai nhi qua thành bụng, trực tràng và âm đạo; tắc ruột (do va chạm của các bộ phận của thai nhi ruột hoặc tuân thủ) và xoắn ruột.

Xử trí

Có những trường hợp báo cáo mà không cần phẫu thuật triệt để thai đá. Tuy nhiên, do khả năng biến chứng, thậm chí sau nhiều năm, xử trí thích hợp là phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật thường đơn giản và không mất nhiều máu. Tuy nhiên trường hợp thai dính nhiều với các cơ quan lân cận có thể gây khó khăn và cần sự phối hợp các chuyên khoa.

Báo Vietnamnet đưa tin “Cực hiếm: Bé gái \’vượt ngàn chông gai\’ chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ” với nội dung:

Sản phụ là chị M.L, 29 tuổi, mang thai lần 2, nhập viện trong tình trạng chuyển dạ, thai hơn 37 tuần. Khi tiến hành mổ lấy thai ngày 15/12, ê-kíp của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hải, Trưởng khoa Phụ Nội tiết A1, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, phát hiện thai nhi bị 9 vòng dây rốn quấn chặt quanh cổ.

“Đây là một tình huống rất nguy hiểm. Trường hợp dây rốn quấn cổ nhiều vòng như vậy là cực kỳ hiếm”, bác sĩ Hải nói. Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu qua thai nhi, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, thậm chí mất tim thai bất kỳ lúc nào.

Do đó, ê-kíp của bác sĩ Hải phải nhanh chóng tháo gỡ và cắt bỏ từng vòng dây rốn để giải cứu em bé. Bé gái nặng 2,5kg đã chào đời khỏe mạnh.

day ron quan co .jpgBé gái chào đời với 9 vòng dây rốn quấn cổ, rất hiếm gặp. Ảnh: BVCC

Bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ, đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Trong quá trình chuyển dạ, nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ được bác sĩ tư vấn, theo dõi cuộc sinh nhằm phát hiện sớm bất thường để xử lý phù hợp.