Nói về thực phẩm gây ung thư, có thể mọi người đã từng nghe hoặc đọc ở đâu đó rồi. Tuy nhiên, những nguồn tin ngày nay rất đa dạng và không phải những gì bạn đọc được trên mạng cũng đúng. Có nhiều thông tin nói về thực phẩm gây ung thư nhưng có 1 nguồn tin uy tín nhất đó chính là cảnh báo từ WHO.
Theo báo chí chính thống đăng tải, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về một số thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong chế độ ăn uống, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.
Dưới đây là 6 thực phẩm được WHO xác định là chất gây ung thư, nhiều người vẫn ăn mỗi ngày mà không biết đến tác hại của chúng:
1. Thịt chế biến sẵn (điển hình là xúc xích, thịt hun khói,..)
Thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói… đã được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Nguyên nhân là trong quá trình chế biến, các loại thịt này thường được ướp với nhiều muối, dẫn đến sự hình thành của nitrit. Khi đi vào cơ thể, nitrit sẽ chuyển hóa thành nitrosamine dưới tác dụng của axit dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, dạ dày và thực quản. Vì vậy, dù ngon miệng, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn này.
2. Cá ướp muối mặn
Cá ướp muối nhiều ngày cho lên mùi hoặc cá ướp muối rồi phơi khô đều là thực phẩm có hàm lượng muối rất cao. Nếu như ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và ung thư dạ dày. Do chúng có thể sản sinh ra nitrosamine khi vào cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư. Thêm quá trình phơi sấy tiềm ẩn nhiễm khuẩn, dễ nấm mốc và có thể sinh ra aflatoxin. Để giảm thiểu nguy cơ, bạn có thể ngâm cá trong nước ấm trước khi ăn để loại bỏ bớt muối và tuyệt đối không ăn cá bị nấm mốc, có mùi lạ.
3. Thực phẩm đang nóng (trên 65 độ C)
Thực phẩm có nhiệt độ quá cao, đặc biệt là trên 65 độ C, có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản. Các tế bào biểu mô thực quản bị tổn thương sẽ tự sửa chữa và tiếp tục phát triển, nhưng trong quá trình này, tế bào có thể phát triển sai lệch và dẫn đến ung thư thực quản. WHO đã cảnh báo rằng các loại đồ uống và thực phẩm nóng có thể gây ung thư loại 2A. Vì vậy, chúng ta nên tránh ăn thức ăn nóng thường xuyên.
4. Trầu cau
Trầu cau, một món ăn quen thuộc ở nhiều quốc gia lại được WHO phân loại là chất gây ung thư loại 1. Chúng chứa arecoline, một chất có thể làm hỏng tế bào bình thường và ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa DNA, dẫn đến ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác. Bên cạnh đó, các chất xơ thô ráp của cau sẽ cọ xát làm tổn thương niêm mạc miệng. Vôi trong món ăn này càng thúc đẩy nhanh quá trình ung thư hóa của tế bào.
5. Thực phẩm bị mốc
Những thực phẩm bị mốc như gạo, đậu nành hay các loại hạt, bánh mì… có thể sản sinh ra aflatoxin – một chất gây ung thư cực mạnh. Aflatoxin ngoài gây ngộ độc cấp tính còn có khả năng lắng đọng trong tế bào và gây nhiều bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư gan. Do đó, dù tiết kiệm, bạn cũng không nên ăn thực phẩm bị mốc để bảo vệ sức khỏe của mình.
6. Đồ nướng bị cháy
Các món đồ nướng vốn đã không “thân thiện” với sức khỏe, đặc biệt là khi bị cháy khét. Bởi nó có thể sản sinh ra benzopyrene, một chất gây ung thư rất mạnh được WHO cảnh báo nhiều lần. Chất này có thể gây ung thư phổi, dạ dày, thực quản, bàng quang và nhiều loại ung thư khác. Để giảm nguy cơ, bạn nên hạn chế ăn đồ nướng cháy và hạn chế nướng bằng lửa, khói… nhất là than. Chỉ nướng chín, khi bị cháy hay khét thì nên vứt bỏ, đừng ăn để bảo vệ sức khỏe.
Bạn có biết: Những thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư
Một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nhờ cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất bảo vệ cơ thể:
– Rau xanh và trái cây: Chứa nhiều chất xơ, vitamin C, E, và các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do gây tổn thương tế bào – nguyên nhân dẫn đến ung thư. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn có chứa sulforaphane, hợp chất được chứng minh có khả năng chống ung thư mạnh mẽ.
– Cá và thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, cá thu, và hạt chia cung cấp chất béo lành mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, và lúa mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
– Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đường: Ăn thực phẩm tươi sống, nấu tại nhà để kiểm soát chất lượng nguyên liệu và lượng gia vị.
– Ăn nhiều rau củ quả: Tăng cường rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thận và gan.