Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” – Sự thật là gì?

Cách bạn bố trí ngôi nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn.

Người xưa có câu: “Nhà có bốn chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông”. Điều này không phải mê tín mà là kinh nghiệm quý báu của những người đi trước. Ngụ ý rằng, trong nhà có 4 khu vực rất nên giữ sạch sẽ, thông thoáng để không gian sống thoải mái và thuận lợi hơn nhé.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn đó là 4 khu vực nào!

1. Khu vực cửa ra vào nên thông thoáng

Cửa ra vào là nơi đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào nhà. Nếu khu vực này lộn xộn, đồ đạc chất chồng khiến việc vào nhà giống như “vượt chướng ngại vật”, tâm trạng của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Không những vậy, khu vực này ngổn ngang cũng dễ cản trở phong thủy, khiến năng lượng tích cực khó vào nhà, vận khí tốt không lưu thông, dễ gây cảm giác bức bối và xui rủi cho gia đình. Giữ cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp thu hút tài lộc, may mắn.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 2.

Để giữ cho khu vực này luôn gọn gàng, sạch sẽ, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

– Đầu tư tủ giày và tủ để đồ

Ngay từ khi thiết kế nội thất, hãy lắp đặt tủ ở khu vực này. Ưu tiên tủ có thiết kế kín thay vì mở. Lý do là tủ mở dù bạn có sắp xếp cẩn thận đến đâu cũng dễ gây cảm giác bừa bộn, đặc biệt là khu vực treo quần áo.

Với giày dép, hãy thiết kế thêm một khe hở nhỏ ở dưới cùng của tủ. Giày dép thường xuyên sử dụng có thể cất gọn ngay vào đó, vừa tiện lợi vừa sạch sẽ.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 3.

– “Tạo” không gian cửa ra vào

Nếu nhà bạn không có khu vực cửa riêng biệt thì hãy tự tạo ra 1 góc cho không gian này. Ví dụ, lắp tủ đa năng giữa cửa và phòng khách, một mặt dùng để cất giày dép, áo khoác, mặt kia có thể làm tủ để đồ hoặc bàn trang trí. Thiết kế này vừa kín đáo, vừa tăng công năng sử dụng.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 4.

– Tránh thiết kế treo đồ bên ngoài

Nhiều gia đình lắp giá treo hoặc bảng đục lỗ để treo đồ ngay tại cửa ra vào. Ban đầu có thể trông gọn gàng nhưng qua thời gian, đồ treo ngày càng nhiều khiến khu vực này trở nên lộn xộn. Thay vào đó, hãy ưu tiên thiết kế tủ kín để giữ không gian luôn sạch sẽ và giảm bớt việc dọn dẹp.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 5.

Giữ khu vực cửa ra vào thông thoáng không chỉ giúp nhà gọn gàng mà còn mang lại cảm giác dễ chịu, tạo sự thoải mái ngay từ khi bước chân vào.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 6.

2. Giữ sàn bếp thoáng đãng

Nhiều gia đình thường để đồ đạc lộn xộn dưới sàn bếp, vừa chiếm không gian, vừa làm bếp trở nên chật chội và khó dọn dẹp.

Đó là chưa kể sàn bếp đầy đồ đạc ngổn ngang sẽ cản trở dòng năng lượng tích cực, làm giảm tài lộc và sức khỏe trong gia đình. Bếp là nơi sinh khí nên nếu không gian bị chật chội sẽ khiến cuộc sống trở nên căng thẳng và không thuận lợi. Giữ sàn bếp thoáng đãng giúp tăng cường may mắn và sự thịnh vượng.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 7.

Để giữ bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

– Thiết kế tủ bếp hợp lý: Kết hợp tủ kín và tủ mở, thêm ngăn kéo hoặc kệ để đồ nhỏ gọn. Nếu bếp nhỏ, dùng tủ hẹp hoặc dạng chữ U để tận dụng tối đa không gian.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 8.
Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 9.

– Tăng số lượng ngăn kéo, giảm tầng kệ: Ngăn kéo dễ sắp xếp và sử dụng hơn so với kệ tầng, giúp tiết kiệm không gian và tránh bày biện lộn xộn.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 10.
Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 11.

– Sử dụng không gian tường: Lắp kệ treo, giá đỡ trên tường hoặc cửa để chứa gia vị, đồ khô.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 12.

– Lắp cao tủ để đồ gia dụng: Dành chỗ cố định cho nồi cơm, lò vi sóng… trong tủ cao hoặc kệ bếp. Nếu bếp nhỏ, bạn có thể bố trí tủ để đồ ngay bên ngoài bếp, gần khu vực ăn uống.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 13.
Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 14.

Giữ sàn bếp trống không chỉ giúp không gian bếp sạch sẽ, dễ vệ sinh mà còn tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái, mang lại phong thủy tốt và sự tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày.

3. Để trống sàn tắm

Nếu bạn để đồ đạc như chổi lau nhà, cây quét, hay các vật dụng vệ sinh khác chất đống trên sàn nhà tắm thì không chỉ làm không gian trở nên bừa bộn mà còn dễ tạo ra mùi khó chịu. Sàn phòng tắm bừa bãi còn làm giảm luồng khí lưu thông, ảnh hưởng đến năng lượng tích cực trong nhà. Điều này có thể gây ra sự trì trệ trong công việc và cuộc sống, đồng thời tạo ra cảm giác không thoải mái cho người trong gia đình.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 15.

Để giữ sàn nhà vệ sinh gọn gàng và sạch sẽ, bạn có thể áp dụng các cách sau:

– Tận dụng không gian phía sau cửa: Gắn các vật dụng như chổi hay cây lau nhà lên tường sau cửa, giúp tiết kiệm diện tích và giữ không gian luôn sạch sẽ.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 16.

– Lưu trữ chậu rửa trong tủ dưới lavabo: Sử dụng không gian dưới tủ để cất giữ các vật dụng như chậu rửa, giúp sàn nhà không bị chiếm dụng.

– Tạo khu vực riêng để lưu trữ chất tẩy rửa: Lắp đặt tủ gương hoặc các ngăn tủ đặc biệt để chứa các loại chất tẩy rửa, giúp không gian gọn gàng và dễ dàng lấy được khi cần.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 17.

Nhìn chung, việc giữ sàn nhà vệ sinh thông thoáng, không bị chất đống sẽ giúp không gian khô ráo, sạch sẽ và tạo cảm giác dễ chịu hơn.

4. Phòng trẻ em

Phòng trẻ em nên giữ không gian thoáng đãng, đừng để quá nhiều đồ đạc. Nhiều người nghĩ rằng thiết kế phòng với giường kiểu tatami sẽ tận dụng được không gian lưu trữ nhưng thực tế, càng dùng lâu càng thấy bất tiện.

Có 4 nhược điểm cực rõ ràng của kiểu phòng này:

– Không gian trở nên chật chội, tạo cảm giác ngột ngạt.

– Tủ dưới giường khó sử dụng, phải di chuyển giường để lấy đồ, rất phiền phức.

– Thiếu không gian cho trẻ chơi đùa.

– Vật liệu sử dụng trong phòng có thể chứa formaldehyde, không thân thiện với sức khỏe.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 18.

Vì vậy, tốt nhất là không nên làm giường tatami trong phòng trẻ em. Một vài gợi ý để phòng trẻ gọn gàng bạn có thể tham khảo như:

– Trước khi trẻ ngủ riêng, phòng có thể dùng làm nơi chơi với thảm và đồ chơi, giúp trẻ có không gian riêng.

– Sau khi trẻ ngủ riêng, bạn có thể dùng giường 1.2m kết hợp bàn học, vừa linh hoạt vừa dễ thay đổi theo nhu cầu của trẻ.

Mặt khác, tahy vì mua quá nhiều đồ chơi lỉnh kỉnh thì bạn đầu tư vào những thứ thiết yếu như đèn học bảo vệ mắt, sách vở hay đồ chơi cho trẻ sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.

Người xưa dạy rằng: “Nhà có 4 chỗ trống, tiền vào như nước sông Đà, vạn sự đều hanh thông” - Sự thật là gì?- Ảnh 19.