Nam thanh niên được phát hiện tử vong trong một cơ sở massage ở Bình Dương. Công an địa phương đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Theo báo Tiền phong đưa tin, cơ quan chức năng bước đầu nhận định đ.ột q.uỵ có thể là nguyên nhân dẫn tới t:ử v:ong của nạn nhân.
Chiều 11/1, lực lượng chức năng thành phố Thuận An (Bình Dương) đang có mặt tại một cơ sở massage trên địa bàn phường An Phú để khám nghiệm điều tra nguyên nhân t:ử v:ong của nam thanh niên.
Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, Công an phường An Phú (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) tiếp nhận tin báo từ người dân về việc có người t:ử v:ong trong cơ sở massage gần khu vực ngã 6.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, công an địa phương nhanh chóng đến hiện trường để điều tra. Thanh niên t:ử v:ong khoảng dưới 30 tuổi, chưa xác định được danh tính.
Qua khám nghiệm bước đầu cơ quan chức năng nhận định đ.ột q.uỵ có thể là nguyên nhân dẫn tới t:ử v:ong của nạn nhân. Tuy nhiên nguyên nhân vụ việc vẫn đang được công an điều tra làm rõ.
Trước đó, vào tháng 12/2024 tại Thái Lan cũng xảy ra một trường hợp t:ử v:ong khi đi massage. Đưa tin về vụ việc, báo Thanh niên có đăng bài: “t:ử v:ong khi đi massage cổ vai gáy: Bác sĩ nói quá nguy hiểm!”
Cụ thể, một ca sĩ nổi tiếng 20 tuổi ở Thái Lan t:ử v:ong sau khi đi massage cổ vai gáy. Thông tin này khiến nhiều bạn trẻ không khỏi lo lắng.
Theo báo Bangkok Post, ca sĩ Ping Chayada t:ử v:ong vào khoảng 6 giờ sáng 8.12, sau 3 lần đi massage cổ vai gáy. Ping Chayada lập tức nhập viện điều trị nhưng tình trạng không cải thiện. Cô gái này đã qua đời tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện ở Udon Thani (Thái Lan). Nguyên nhân được xác định là nhiễm trùng máu và phù não, các biến chứng có thể liên quan đến một chuỗi liệu pháp massage cổ vai gáy.
Là người thường xuyên đi massage để thư giãn, chị Huỳnh Ngọc Tuyết (32 tuổi), làm việc ở Công ty New Life, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết: “Mình rất bất ngờ và lo lắng khi nghe thông tin này. Mình thường đi massage cổ vai gáy mỗi tuần để giảm căng thẳng và đau nhức do ngồi làm việc nhiều giờ. Sau khi biết được thông tin này, mình cảm thấy cần phải cẩn thận hơn và tìm hiểu kỹ thông tin về chỗ massage”.
Chị Đặng Mai, chủ Spa Rosie Monday, TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết xu hướng khách hàng tìm đến dịch vụ massage cổ vai gáy hiện tại đang tăng lên rất nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa.
“Khi biết thông tin này, tôi thấy rất đáng tiếc vì hiện tại có rất nhiều cơ sở massage và vô vàn phương pháp trị liệu khác nhau. Massage cũng chưa được là 1 nghề chính quy cần được giám sát, quản lý, kiểm nghiệm tiêu chuẩn. Ai cũng có thể học và làm được trong khi tác động vào huyệt đạo, nắn chỉnh. Tuy vậy, đây là những hành động mang tính y khoa, sẽ rất nguy hiểm nếu nhân viên massage không có đủ chuyên môn”, chị Mai nói.
Theo chị Mai, rất nhiều khách hàng khi đến spa thường yêu cầu nhân viên massage dùng lực mạnh với kỳ vọng đạt được cảm giác “đã” hoặc giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. “Việc dùng lực quá mạnh không chỉ làm tổn thương các mô cơ mà còn khiến hệ thần kinh mất khả năng thư giãn, ngay cả trong lúc ngủ hay nghỉ ngơi”, chị Mai giải thích.
Chị Mai nhấn mạnh rằng massage chỉ nên là một phương pháp hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe, chứ không nên biến thành một thói quen gây phụ thuộc. Nếu lực tác động quá mạnh trong quá trình massage, các mô thịt xung quanh có thể bị tổn thương, gây ra tình trạng ê ẩm hoặc đau nhức nghiêm trọng hơn. Chưa kể, còn có thể dẫn đến những cơn đau mãn tính.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q. Trịnh, Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng và hình thể HMR (TP.HCM) cổ là một bộ phận cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất dễ tổn thương. Tủy cổ đảm nhiệm vai trò dẫn truyền thần kinh từ não đến toàn cơ thể, nên bất kỳ tác động mạnh hay sai kỹ thuật nào cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Calvin Q. Trịnh cho rằng nhiều nhân viên massage tay ngang hoặc thậm chí những người đã qua đào tạo, thường cố thể hiện “tay nghề” bằng cách dùng lực mạnh để bẻ khớp cổ, ấn sâu hay sử dụng các công cụ như búa gỗ gõ mạnh lên cột sống. Điều này, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh nền như thoái hóa thân đốt sống hoặc loãng xương, bởi chỉ một chấn thương nhẹ cũng có thể gây tổn thương tủy cổ nghiêm trọng. Nặng hơn thì gây liệt, thậm chí liệt tứ chi hay toàn thân. Nếu tổn thương xảy ra tại vùng tủy cao (C3 trở lên) có thể gây tổn hại hệ thần kinh tim mạch, hô hấp dẫn đến t:ử v:ong.
Bác sĩ Calvin Q. Trịnh lấy dẫn chứng từ ca bệnh của ca sĩ người Thái Lan t:ử v:ong sau khi massage cổ vai gáy. Sau khi không giảm đau ở lần đầu, nhân viên massage đã thao tác mạnh hơn, dẫn đến chấn thương chồng chấn thương, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh chóng và gây t:ử v:ong.
“Điều này, cho thấy sự nguy hiểm ở những nhân viên massage, “thầy vườn” nói chung muốn thể hiện hay chứng tỏ khả năng trị liệu của mình, bằng các quảng cáo tự phong. Massage có thể giúp thư giãn, làm dễ chịu và bớt đau nhức do giãn cơ, nhưng nó không thể trị liệu bệnh lý đau cổ vai gáy do mất cân bằng cơ hay các tổn thương thực thể. Người đi massage không nên đề cập vấn đề trị liệu, chữa bệnh với nhân viên và chỉ định họ làm mạnh hay than chưa bớt đau. Điều này, càng khuyến khích họ thực hiện không đúng chức năng và sự giới hạn. Các biện pháp như: dùng th:uốc, massage, máy móc chỉ làm giãn cơ, giảm bớt triệu chứng nên người bệnh chủ quan trong khi bệnh vẫn âm thầm tiến triển. Vì thế, các phương pháp này chỉ dùng tạm thời, người bệnh nên đi khám để tái lập cân bằng cơ vùng cổ vai gáy, tái lập đường cong s:inh l:ý cột sống cổ, ng:ực khi đó mới giải quyết được gốc rễ cơ chế gây bệnh”, bác sĩ Calvin Q. Trịnh nói.
Theo bác sĩ này, bệnh nhân bị đau cổ, vai, gáy nên tìm đến các bác sĩ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có uy tín, thay vì chữa tại các cơ sở massage.