Bé trai đi dép lê đến trường, cô giáo nhắc nhở bằng lời lẽ khiến phụ huynh phẫn nộ

Ngay sau khi nhận được lời nhắn \’thiếu tinh tế\’ của cô giáo, một phụ huynh đã chụp ảnh màn hình tin nhắn này đăng lên mạng và gây ra làn sóng phẫn nộ giữa hoàn cảnh thời tiết vẫn không ngừng mưa và ngập lụt xảy ra khắp nơi.

Cụ thể là mới đây, một phụ huynh đã đăng tải dòng trạng thái bày tỏ sự bức xúc, kèm với đó là đoạn tin nhắn trong nhóm lớp “tố” cô giáo chủ nhiệm của con trai có những lời lẽ gây phẫn nộ khi nhắc nhở lỗi tác phong của học sinh. Bài chia sẻ ngay sau đó trở nên viral trên các diễn đàn mạng xã hội, và tạo nên làn sóng tranh luận gay gắt giữa các phụ huynh.

hình ảnh

Đoạn tin nhắn của cô giáo tiểu học đang gây xôn xao mạng xã hội hiện nay

Theo thông tin được  biết, quy định của trường là học sinh đi học phải tuân thủ tác phong nghiêm chỉnh, dép mang phải là loại có quai sau (dép quai hậu). Tuy nhiên, con trai của vị phụ huynh này lại mang dép lê đến trường, đây không phải là tình huống cố ý vi phạm nề nếp mà vị phụ huynh đã giải thích rõ là vì hoàn cảnh.

“Mấy hôm nay Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh mưa bão liên tục, con mình mới vào lớp 1 chỉ vì đi dép sai quy định mà giáo viên có những lời lẽ thiếu chuẩn mực vậy trong nhóm lớp” – người mẹ bức xúc cho biết. Trong nhóm lớp, cô giáo đã chụp hình cậu học sinh của mình và nhắn những dòng tin nhắc nhở, xét về lý và trách nhiệm thì cô giáo hoàn toàn đúng, cô có quyền làm điều đó vì học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Tuy nhiên, lỗi sai của cô giáo ở đây là cách truyền tải, cách sử dụng ngôn ngữ của mình có phần không phù hợp, chưa chuẩn chỉnh cho lắm nên mới khiến cho phụ huynh cảm thấy khó chịu. Cụ thể, lời nhắc nhở của cô giáo như sau: “Vẫn còn 1 bạn chưa thực hiện nghiêm quy định của trường, của lớp, còn đi dép lê đến trường. Nếu phụ huynh nào thiếu không thể mua được thì gọi cho cô, cô sẽ mua để kỉ niệm nhé”.

hình ảnh

Học sinh đến trường cần chấp hành nội  quy về trang phục, giày dép, ảnh minh họa, nguồn: DSD

Sau khi đoạn tin nhắn của cô giáo được đưa lên mạng xã hội, đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, cộng đồng mạng rầm rộ những ý kiến, tranh cãi trái chiều. Đa số đều đồng tình rằng, học sinh vi phạm cô nhắc nhở là đúng nhưng lời ăn tiếng nói của cô trong tình huống này chưa khéo nên mới dễ khiến các phụ huynh hiểu lầm.

Trên thực tế, những lỗi trong giao tiếp, tương tác giữa phụ huynh và giáo viên, dù là trực tiếp nói chuyện hay gián tiếp thông qua nhóm lớp thì cũng là tình huống phổ biến chứ không hiếm gặp. Điều quan trọng là sau những lỗi sai này thì bố mẹ và cả giáo viên cũng cần rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại chính mình, để có thể dẫn đến những cuộc giao tiếp hiệu quả hơn về sau.

Bố mẹ gửi con đến trường học, ngoài việc ở ngôi nhà thứ hai này trẻ sẽ được thầy cô cung cấp kiến thức trong sách vở, thì việc rèn nề nếp cũng là một điều cực kỳ quan trọng. Bởi “tiên học lễ, hậu học văn”, trau dồi tốt thì trẻ mới có thể trưởng thành toàn diện, trở thành người ưu tú.

Đó là lý do mà mỗi trường học đều sẽ có những quy định riêng, bắt buộc học sinh phải tuân thủ trong suốt quá trình đi học. Nếu trẻ vi phạm, việc bị nhắc nhở, thậm chí là nhận hình phạt từ thầy cô là điều dễ hiểu.

Mời bà con đọc thêm  thông tin: Giáo viên nên giao tiếp với phụ huynh như thế nào cho phù hợp

Xã hội càng phát triển, giáo dục càng được chú trọng và do đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa các chủ thể cũng hướng đến kết quả tốt đẹp hơn. Không chỉ ứng xử phù hợp với học sinh, giáo viên còn phải cân nhắc đến quá trình hợp tác với phụ huynh.

Giáo viên cần giao tiếp với phụ huynh một cách chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở để tạo mối quan hệ tốt và hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của học sinh. Dưới đây là một số cách mà giáo viên có thể giao tiếp hiệu quả với phụ huynh:

1. Thường xuyên và đúng lúc

Cập nhật thông tin thường xuyên: Gửi thông báo về tiến độ học tập và những sự kiện quan trọng của học sinh.

Thông báo sớm về vấn đề: Nếu có vấn đề liên quan đến học tập hoặc hành vi của học sinh, giáo viên nên thông báo sớm để phối hợp với phụ huynh tìm giải pháp.

2. Tôn trọng và lắng nghe

Tôn trọng ý kiến của phụ huynh: Hiểu rằng phụ huynh cũng có quan điểm riêng về con cái của họ. Giáo viên cần lắng nghe và tôn trọng các ý kiến đó.

Đối thoại hai chiều: Khuyến khích phụ huynh chia sẻ suy nghĩ và mối quan tâm của họ về học sinh.

3. Rõ ràng và minh bạch

Cung cấp thông tin cụ thể: Khi thảo luận về thành tích học tập hoặc vấn đề của học sinh, giáo viên nên đưa ra thông tin cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ.

Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để đảm bảo rằng thông điệp được truyền tải rõ ràng.

4. Tích cực và khuyến khích

Chia sẻ những điểm tích cực: Trước khi nói về các vấn đề cần cải thiện, giáo viên nên chia sẻ những thành công và điểm tích cực của học sinh.

Khuyến khích phụ huynh tham gia: Tạo cơ hội để phụ huynh tham gia vào các hoạt động của con em họ và thể hiện sự quan tâm đến việc học.