Bức ảnh nam sinh ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi dữ dội

Bức ảnh nam sinh ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi dữ dội

Những ngày gần đây, hình ảnh của 1 nam sinh ngồi thất thần giữa phòng khách sau khi đi học về đã gây bão trên mạng xã hội. Hình ảnh được camera gia đình ghi lại và cũng là khoảnh khoắc đau lòng khi người mẹ vô tình quan sát thấy con mình và nhận ra được bài học đắt giá nhất cuộc đời.

Thông tin đã được báo chí đăn tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

hình ảnh

Cụ thể là mới đây, mạng xã hội rần rần trước bài đăng của một người mẹ Trung Quốc về cậu con trai của mình. Được biết, con trai của cô đang học cấp 3. Ngày nào cũng vậy, nam sinh đều ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng để đi học, và chỉ về nhà sau khi kết thúc tiết học thêm cuối cùng, thường là vào lúc 11 giờ tối.

hình ảnh

Trong một lần vô tình check camera tại nhà, người mẹ thấy được khoảnh khắc con mệt mỏi đến kiệt sức khi về nhà sau khi kết thúc một ngày học tập.

Theo đó, vừa mở cửa ra, cậu mệt mỏi nết từng bước chân đến ghế sofa rồi ngồi xuống. Khuôn mặt cậu hiện rõ sự mệt mỏi, ánh mắt trống rỗng, dường như ngay cả việc suy nghĩ cũng trở nên xa xỉ. Khoảnh khắc này khiến người mẹ vô cùng xót lòng vì thương con, đồng thời, cô cũng hiểu ra được nhiều điều.

Người mẹ đã chia sẻ những cảm xúc của mình như sau:

“Mỗi ngày con thức dậy lúc 6 giờ sáng để đi học, tới 11 giờ đêm mới về đến nhà, nhìn con bước vào nhà, ném cặp sách xuống đất, tựa vào ghế sofa như một quả bóng da đã bị xì hết hơi, tôi bỗng nhận ra có nhiều điều thực ra không quan trọng đến thế.

Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu của mình, học không giỏi không có nghĩa bạn không tốt. Mỗi đứa trẻ đều là một hạt giống, chỉ là thời gian đơm hoa, kết trái là khác nhau mà thôi. Chúng ta đều là những người bình thường, hãy bình tâm chấp nhận sự bình thường, thậm chí là tầm thường của con cái, tạo dựng môi trường gia đình tốt để con cái có thể an toàn và hạnh phúc lớn lên. Thời gian con cái ở bên chúng ta thực sự rất ngắn ngủi, vì thế xin hãy trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời khi được ở bên con, kiên nhẫn thêm một chút, bớt đi những lời mắng nhiếc”.

Chia sẻ của người mẹ đã thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác và bình luận trên mạng xã hội. Đa số những người làm phụ huynh đều bày tỏ sự thương cảm, xót xa cho cậu bé và cũng phần nào thông cảm với những cảm xúc mà người mẹ đang trải qua. Nhiều phụ huynh cũng chia sẻ câu chuyện tương tự ở gia đình của mình, đôi khi họ cảm thấy con cái mình mất quá nhiều thời gian và sức lực cho việc học nhưng không có cách nào dừng lại được  vì nếu không học con sẽ thua kém bạn  bè và không thể đạt được những mục tiêu cho tương lai của mình.

Một số người đã để lại bình luận như sau:

– Không hiểu ngày nay các bố mẹ nghĩ gì khi lấy hết tuổi thơ của con, đi học từ 6h đến 11h đêm để sau này lãnh đạo quốc gia hay gì mà khổ cực vậy

– Người lớn đi làm 1 ngày 8 tiếng lúc về đến nhà chỉ muốn nghỉ ngơi, xả stress, vậy mà học sinh đi học cả ngày gần 20 tiếng, các bố mẹ nghĩ kĩ lại xem đang cho con học vì tương lai của con hay là vô tình tự hủy hoại con ngay từ hôm nay

– Bố mẹ nào cũng muốn con thành công, nhưng thành công theo cách này liệu có đáng không. 18 năm đi học cũng có thể coi là 1/3 của cuộc đời. Vậy thì cậu bé này đã sống những tháng ngày như thế nào trong 1/3 cuộc đời như vậy. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay thời thế, tất cả là do bố mẹ lựa chọn và cân đối trong việc nuôi dậy con mà thôi.

– Nhìn  hình ảnh camera thì có thể thấy gia đình này rất khá giả về kinh tế, thậm chí là thuộc dạng đại gia. Mẹ thì 23h đêm vẫn check camera ở nhà có lẽ cũng vì công việc nên không có chút thời gian nào dành cho con. Vậy là cậu bé này hàng ngày chỉ đi học theo lịch đã sắp xếp sẵn cho hết ngày mà có lẽ chẳng bao giờ có được bữa cơm gia đình ấm áp. Sinh ra ở vạch đích nhưng không hạnh phúc bằng con nhà tôi, dù nhà tôi chỉ là người làm công ăn lương 3 cọc 3 đồng. Thương cậu bé

Có thể thấy, học sinh ngày nay ai cũng có một lịch trình học tập dày đặc từ đầu tuần đến cuối tuần. Các bạn không chỉ đối mặt với hàng tấn kiến thức nặng nề mà còn phải cân đối với cả việc theo đuổi đam mê và thực hiện những kỳ vọng của gia đình.

Các bạn học sinh phải thể hiện khả năng của mình thông qua hàng loạt các kỳ thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi đại học… Điều này khiến họ không còn thời gian cho bản thân, giấc ngủ đủ 8 tiếng vì thế cũng trở nên xa xỉ hơn bao giờ. Sự áp đặt từ người lớn và xã hội về hình ảnh “con nhà người ta” càng làm tăng thêm áp lực cho thế hệ trẻ.

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng vô tình gia tăng sức ép này. Học sinh không chỉ học trong lớp mà còn phải tiếp tục học online ở nhà, tham gia vào các khóa học thêm và tự học qua internet. Họ phải tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để kịp hoàn thành mọi deadline, nhưng không phải ai cũng có khả năng làm được điều này một cách dễ dàng.

Áp lực trở nên quá lớn tới mức nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không còn hứng thú với việc học. Họ bắt đầu nghi ngờ về bản thân trong hành trình đạt được mục tiêu. Căng thẳng và lo âu không chỉ ảnh hưởng tới thành tích học tập mà còn tác động tới sức khỏe thể chất và tinh thần.