Dù đã bỏ số tiền không nhỏ để tổ chức bữa tiệc, song người đàn ông vẫn thất thần vì không ai đến dự.
Tại một ngôi làng nhỏ ở Bảo Kê (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), khung cảnh nhộn nhịp một thời giờ dần được thay thế bằng sự vắng vẻ. Dân làng còn nhớ cách đây không lâu, mỗi khi nhà anh Trương có chuyện vui gì thì cả làng đều háo hức.
Bởi dù là ngày lễ truyền thống của làng hay kỷ niệm của gia đình, anh Trương sẽ luôn tổ chức tiệc chiêu đãi và mời dân làng cùng chung vui. Lúc đầu, phong tục độc đáo này của nhà anh Trương đã gây xôn xao trong làng. Dân làng cảm thấy mới mẻ và thú vị. Có người còn đánh giá bữa tiệc của nhà anh Trương đã trở thành nét đặc sắc của làng, thậm chí thu hút một số người dân ở các vùng lân cận tham gia. Trong môi trường nông thôn mà đời sống vật chất còn khan hiếm, những buổi tụ tập như vậy đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, thời gian dần trôi qua, sự phấn khích của người dân dần phai nhạt, thay vào là ngày càng nhiều lời phàn nàn, bất lực. Sự thay đổi này không chỉ do gánh nặng kinh tế mà còn phản ánh những thay đổi trong nhịp sống và giá trị cuộc sống của người dân. Trong xã hội hiện đại đang phát triển nhanh chóng, dân làng bắt đầu chú ý hơn đến sự phát triển cá nhân và cuộc sống gia đình, không còn mặn mà với các hoạt động xã hội thường xuyên như trước nữa. Cũng vì thế, những bữa tiệc của nhà anh Trương khiến dân làng cảm thấy choáng ngợp.
Bên cạnh đó ở nông thôn, phép lịch sử trở thành một nét phong tục và là cách quan trọng để duy trì quan hệ làng giếng. Thế nên, khi được một người giàu có như anh Trương mời tham dự tiệc, những người dân trong vùng khó lòng nói lời từ chối vì sợ mất lòng đối phương.
Tuy nhiên, khi hoạt động mời ăn cỗ của gia đình anh Trương trở nên quá thường xuyên, nó đã gây áp lực tài chính rất lớn cho các gia đình nông thôn vốn chưa giàu có. Đồng thời, nhiều người cũng cảm thấy đã chán ngán trước những bữa tiệc chỉ đơn thuần với mục đích giải trí, nhưng cách tổ chức thì nhàm chán và lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác.
“Gia đình anh Trương giàu có nhưng chúng tôi ăn mãi tiệc nhà anh ta cũng thấy nhàm chán rồi”, “Đi tiệc nhà anh Trương thì cũng cần phong bì chứ. Cứ tiếp tục nhận lời mời ăn nhà anh ta suốt thế này, nhà chúng tôi nghèo mất”,… là những lời than phiền của dân làng.
Và trong bữa tiệc gần đây nhất, anh Trương lại chuẩn bị nhiều mâm cỗ hoàng tránh và mời cả làng đến tham dự. Khi bữa tiệc bắt đầu, anh Trương buồn bã khi phát hiện không có ai đến tham dự. Anh đứng trong sân, nhìn bàn cỗ đầy ắp đồ ăn, trong lòng tràn ngập sự tức giận và bối rối. Anh tưởng rằng mình mời mọi người đến với ý định tốt, nhưng không ngờ nhận về kết quả ê chề đến vậy.
Trong mắt anh Trương, chuẩn bị những bữa tiệc lớn này là biểu hiện của niềm tôn trọng giá trị truyền thống, duy trì tình làng nghĩa xóm. Nhưng anh không biết rằng, chúng lại trở thành áp lực vô hình tới những người dân ở vùng quê còn nghèo khó. Bên cạnh đó, nhiều người không biết rõ anh Trương còn cho rằng anh chỉ muốn phô trương, tổ chức những bữa tiệc lớn là để khoe khoang tài sản giàu có của mình.
Chỉ thời gian ngắn sau đó, bữa tiệc không có người tham dự ngoại trừ gia chủ của gia đình anh Trương lập tức trở thành chủ đề thảo luận của dân làng.
Một số người cho rằng anh đang khoe khoang sự giàu có, trong khi những người khác nhận định anh không hiểu được khó khăn của người khác. Bên cạnh đó, một số người yêu quý anh Trương cũng lên tiếng bênh vực, cho rằng anh có lòng tốt nhưng đã dùng tiền sai cách. Nếu anh dùng sự giàu có của mình để tổ chức các hoạt động ý nghĩa, chẳng hạn như mở trường dạy học, giúp đỡ người dân nghèo,… thay vì tổ chức những bữa tiệc xa hoa chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn thì tình đoàn kết giữa tình làng nghĩa xóm sẽ còn gia tăng và đáng quý gấp bội.
Nguồn: Toutiao