Xã hội hiện đại có một kiểu bất hiếu mới đang lan rộng: Nhiều bố mẹ còn tự hào đi khoe

Cuộc đời này chúng ta chỉ khi nào nuôi con khôn lớn thì mới hiểu được lòng của cha mẹ. Cha mẹ sinh ra con cái, vì con cái mà hi sinh, vất vả chẳng bao giờ than vãn.

Nếu đã từng là bố mẹ bạn có thấy chính mình trong hình ảnh sau đây:

– Luôn cố gắng bảo vệ con bằng mọi giá, sợ con bị tổn thương, sợ con thất bại, sợ con đau khổ

– Thấy con chịu khổ là không thể cầm lòng, bằng mọi giá phải tìm cách giúp đỡ, giải thoát cho con

– Cố gắng để con không phải trải qua những đau khổ mà mình đã từng, uốn nắn con từng chút một để cond di theo con đường sáng chứ không đi vào vết xe đổ mình đã biết trước

Đúng thế, là bố mẹ ai cũng yêu con và muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng có lẽ đến một lúc nào đó chúng ta cũng cần tự nhìn lại bản thân mình, tự trả lời câu hỏi: Yêu con như thế nào mới là đúng!

Trong xã hội ngày nay, có một thực tế là đang tồn tại \’kiểu bất hiếu mới\’ chính là những đứa con đang bào mòn chính cha mẹ của mình (Có lẽ cũng xuất phát một phần từ việc bố mẹ đã yêu thương con sai cách)

Bạn có để ý thấy xung quanh mình, hay trong chính ngôi nhà của mình, ngày càng có niều đứa con sống ỷ lại. Họ muốn cha mẹ xây nhà, mua xe, tới lúc sinh con lại muốn cha mẹ chăm cháu cho mình.Thấy con cái vất vả nên cha mẹ cũng hi sinh nốt quãng già của mình để làm việc nhà, nấu cơm, đưa đón cháu đi học thay cho các con của mình.

Nhiều cha mẹ khi con cái kêu khó khăn thì ngay lập tức mang hết tiền tiết kiệm của mình cho con. Thậm chí còn chưa đủ lại bán cả nhà rồi lên sống cùng con. Nhưng hai thế hệ sống với nhau lại sinh ra những mâu thuẫn. Kết quả là lúc muốn về quê thì lại chẳng còn nhà của mình.

Cha mẹ yêu thương con, cho con là điều tốt. Nhưng cha mẹ cũng cần để con cái của mình trưởng thành, già rồi cha mẹ cần dựa vào con chứ đừng để chúng dựa vào mình.

Đây chính là loại bất hiếu mới mà chúng ta cần phải suy ngẫm. Phận làm cha mẹ cần dạy cho con khi con còn nhỏ cha mẹ chăm sóc, con lớn rồi phải tự lo cho mình, bởi rồi một ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ rời đi. Đừng để tình yêu thương của cha mẹ là thất bại, đừng để những năm tháng cuối đời sống trong sự hối tiếc. Hãy tận hưởng chính tuổi già mà mình có được.

hình ảnh

Để tôi chia sẻ cho mọi người một câu chuyện thực tế đã xảy ra, câu chuyện này được báo chí đăng tải cách đây khoảng 2 năm và trở nên khá nổi tiếng! Đó là câu chuyện của cô gái 33 tuổi vẫn ở nhà ăn, ngủ, xem tivi và cho rằng bố mẹ phải có nghĩa vụ \’nuôi\’ mình vì đã sinh mình ra!

Bố mẹ bảo đi làm, cô gái 33 tuổi đập bàn mắng: “Mệt quá, bố mẹ thật nhiều chuyện. Con không đi làm được, chuyện đi làm không hợp với con, bản thân con cũng không hợp với loại công việc này”.

Mẹ: “Vậy đạp đổ hết đi”.

Phạm Thành Kim: “Đạp thì đạp”. Chiếc bàn ăn vốn chẳng lành lặn, nay lại móp méo thêm một góc.

Cô ấy tên là Phạm Thành Kim, đã tốt nghiệp đại học được 10 năm. Sở hữu trong mình vốn chuyên môn và kiến thức, nhưng cô gần như chưa bao giờ ra ngoài làm việc, suốt ngày ở nhà xem TV và cãi vã với bố mẹ đã trở thành thói quen hàng ngày.

hình ảnh

Cô gái 33 tuổi không đi làm, chỉ ở nhà ăn, ngủ, xem tivi và cãi vã với bố mẹ, ảnh: DSD

Phạm Thành Kim sinh ra trong một gia đình nông thôn ở thành phố Đường Sơn (Hà Bắc, Trung Quốc). Bố mẹ cô đã gần 70 tuổi, kiếm được một ít tiền từ ba mẫu đất của gia đình. Họ chỉ có thể duy trì cuộc sống bằng cách làm những công việc lặt vặt và nhận sự hỗ trợ từ con gái lớn.

Để Phạm Thành Kim ra ngoài làm việc, cặp vợ chồng già đã phải lo lắng rất nhiều và tìm rất nhiều công việc cho cô. Tuy nhiên, bất kể loại công việc nào, Phạm Thành Kim cũng không thích và luôn thích từ chối vì nhiều lý do khác nhau.

Cô gái 33 tuổi ăn bám bố mẹ hơn 10 năm, bị nhắc đi làm thì quát: Sinh ra tôi thì phải nuôi tôi – Ảnh 2.

Khi mới tốt nghiệp đại học, Phạm Thành Kim tìm được việc làm trong lĩnh vực bán hàng, nhưng cô đã nghỉ sau một tháng. Cô nói rằng bản thân mắc chứng ám ảnh sợ xã hội, trở nên lo lắng và nói lắp mỗi khi nhìn thấy người lạ. Do đó, cô ấy cảm thấy công việc bán hàng không phù hợp với mình.

Vì học đại học chuyên ngành thiết kế mỹ thuật nên Phạm Thành Kim muốn tìm một công việc phù hợp hơn. Với sự giúp đỡ của chị gái, cô vào làm ở một công ty quảng cáo, tuy nhiên do nhiều mâu thuẫn với sếp nên cô đã bị đuổi việc chỉ sau 2 tháng.

Sau đó, cô cũng tìm kiếm nhiều công việc khác nhưng đều không kéo dài được lâu. Cuối cùng cô đành an phận ở nhà, hàng ngày không làm gì cả, chỉ xem TV và ngủ. Chỉ cần bố mẹ đề cập đến chuyện công việc, cô sẽ mất bình tĩnh và nổi nóng.

Mẹ già khuyên: “Ở tuổi này, mẹ đã 65 rồi, sắp 70 tuổi đến nơi, nhưng con vẫn ăn uống của bố mẹ. Nói thẳng ra thì con chính là đang ăn bám. Hiện tại không thể sống tự lập, vậy sau này bố mẹ qua đời thì sao?”.

Phạm Thành Kim ngụy biện: “Ăn bám cũng có nguyên nhân”.

Mẹ quay mặt qua phóng viên nói: “Con bé nói ngày nay là thời đại của những thanh niên ăn bám. Không thể trách được. Tôi thật sự lực bất tòng tâm”.

Sợ con gái mình tiếp tục như vậy sẽ bị hủy hoại hoàn toàn, bố tàn nhẫn đến mức vứt hết quần áo của cô, nhưng Phạm Thành Kim vẫn không mảy may dao động.

Theo Phạm Thành Kim, bố mẹ phải chu cấp cho cô vì đã sinh ra mình.

Nuôi tiếp không được, mà bỏ cũng không xong. Bố mẹ Phạm Thành Kim chỉ đành tiếp tục cố gắng ở bên cạnh con gái được ngày nào hay ngày đó. Ông bà không còn nhiều thời gian, chỉ mong con sớm mạnh mẽ ra ngoài kiếm tiền tự lo cho bản thân. Đó chính là ước nguyện cuối cùng của bố mẹ già.

“Chúng tôi đã chấp nhận số phận. Dù sao cũng là con mình, bỏ không được”, mẹ già nói.